Giá xăng dầu hôm nay 11/4: OPEC+ cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày, tuần tới nhiên liệu tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay, 11/4 vẫn trong đà giảm, nhưng dự báo chắc chắn sẽ quay đầu tăng trưởng trở lại trong phiên tuần mới, vì OPEC+ đã nhất trí giảm sản lượng.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 11/4, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 5): 22,76 USD/thùng - giảm 2,33 USD

- Giá dầu Brent (giao tháng 5): 31,48 USD/thùng - giảm 1,36 USD

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5): 25.010 JPY/thùng - giảm 560 JPY so với phiên ngày hôm qua.

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 12/4

Giá xăng dầu hôm nay 11/4: OPEC+ giảm sản lượng, tuần tới nhiên liệu tăng mạnh - Ảnh 1.

OPEC và Nga đã quyết định giảm sản lượng nhiên liệu khai thác. Theo đó, mức cắt giảm tổng cộng khoảng 10 triệu thùng/ngày trong 2 tháng 5 và 6/2020.

Theo Bloomberg, tất cả các thành viên đồng ý cắt giảm nguồn cung tương đương giảm 23% trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng cụ thể mỗi quốc gia không được đề cập chi tiết. Theo dữ liệu từ Dow Jones Market, từ đầu năm đến nay, giá dầu thô đã “bốc hơi” gần 63%, giá dầu Brent “bốc hơi” hơn 52%. 

Sau khi OPEC+ nhất trí về vấn đề khai thác, giới chuyên môn đang chờ đợi thêm thông tin cắt giảm đến từ Mỹ. Mỹ đang là quốc gia sở hữu sản lượng đá phiến lớn nhất thế giới, được kêu gọi tham gia các nỗ lực cắt giảm của OPEC+. Ông Trump trước đó khẳng định các công ty Mỹ đã cắt giảm sản lượng dầu đá phiến chứ không phải không có.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ Dan Brouillette chia sẻ với CNBC trước thềm cuộc họp: "Chúng tôi tin tưởng rằng Arab Saudi và Nga sẽ đạt được thỏa thuận, nhằm ổn định thị trường dầu mỏ thế giới".

"Tôi nghĩ các bên có thể dễ dàng chấp nhận mức giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày, thậm chí là cao hơn, và chắc chắn còn cao hơn nữa, nếu tính luôn các quốc gia sản xuất dầu thô khác như Canada, Brazil,... Thỏa thuận thực sự trong tầm tay", ông Brouillette nói thêm.

Sau cuộc họp của OPEC+, các Bộ trưởng Năng lượng từ tổ chức 20 nền kinh tế hàng đầu sẽ nhóm họp, để tìm cách làm giảm tác động của đại dịch Covid-19 tới các thị trường năng lượng toàn cầu.

Lachlan Sahw, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ngân hàng National Australia Bank, nói “nếu G20 bước ra và bàn thêm về dự trữ chiến lược thì điều đó sẽ được thực hiện tích cực”.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.