Giảm lãi suất chưa đủ để vực dậy kinh tế Trung Quốc

Các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc cần hành động nhiều hơn để khôi phục nền kinh tế nước này, thay vì chỉ giảm lãi suất.

Việc công bố mức lãi suất mới của ngân hàng trung ương Trung Quốc là nỗ lực mới nhất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhằm tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Song nhiều chuyên gia đánh giá, điều này không đủ giúp tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế đã bị chậm lại.

Cải cách lãi suất không phải biện pháp duy nhất, không thể thay thế các chính sách khác

Các nhà chức trách tại Trung Quốc đang chịu áp lực lớn, khi nền kinh tế nước này có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong thời gian gần đây, đồng thời cũng chịu sức ép duy trì giá bất động sản hay mức nợ công không bị leo thang.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào hôm 21/8 đã thực hiện thay đổi lãi suất như một hành động để kích thích kinh tế. Lãi suất cơ bản cho vay mới, được gọi là LPR, quy định: lãi suất cho vay 1 năm mới được đặt ở mức 4,25%, giảm từ 4,31% trước đó. Lãi suất cho vay 5 năm sẽ ở mức 4,85% - dưới mức chuẩn 5 năm là 4,9%.

"Điểm quan trọng của LPR là tăng cường vai trò của các lực lượng thị trường trong việc xác định tỉ giá và giảm chi phí tài chính cho nền kinh tế hiện tại", Liu Guoqiang, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nhận định.

105949584-1559711930288gettyimages-1078405216

Trung Quốc đã đưa ra chính sách cắt giảm lãi suất, song điều này chưa đủ để tác động đến nhiều thành phần kinh tế nước này. (Ảnh: CNBC).

"Cải cách lãi suất có thể mang lại hiệu quả cho chính sách tiền tệ, nhưng nó không phải là biện pháp duy nhất, và cũng không thể thay thế cho các chính sách khác", bà Liu nói.

Nhu cầu tín dụng đang ở mức thấp

Về phía các nhà phân tích, họ thường nghi ngờ khả năng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính sách lãi suất mới từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng LPR có thể giúp giảm chi phí tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù không thực sự nhiều", ông Larry Hu, nhà kinh tế Trung Quốc tại tổ chức Macquarie, đánh giá.

 "Tuy nhiên, nó không thể cải thiện hạn chế cốt lõi đối với tăng trưởng tín dụng ở giai đoạn này, đó là nhu cầu tín dụng đang ở mức thấp".

Trong năm qua, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tài chính cho các công ty tư nhân. Trên thực tế, vào cuối năm 2018, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giới thiệu một cơ sở cho vay trung hạn (MLF), để các tổ chức tài chính có thể dễ dàng cho vay khu vực tư nhân. 

Tuy nhiên, chính sách này không đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. 

Moody's đưa ra thông báo tăng trưởng quý II/2019 của Trung Quốc chỉ đạt mức 6,2%, mức tăng chậm nhất trong 27 năm qua.

Các doanh nghiệp tư nhân đem lại nguồn việc làm và đem lại tăng trưởng kinh tế lớn nhất tại Trung Quốc. Song, các công ty này lại không được hưởng những khoản vay ưu đãi, giống như những đơn vị nhà nước.

"Sự khác biệt của thay đổi lãi suất của PBOC là rất nhỏ. Chính vì thế, tác động của LPR cũng là rất khiêm tốn", bà Liu nói thêm. 

Bà cũng cho rằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng là một bước đi có thể cân nhắc.

20190821MacquarieLPR

Lãi suất cho vay trung bình, lãi suất cho vay chính (LPR) và cơ sở cho vay trung hạn (MLF) (Ảnh: Wind, Macquarie Macro Strategy).

Zhou Liang, Phó Chủ tịch Ủy ban điều tiết bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc, đã chỉ ra rằng các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã tăng 35,14% trong 6 tháng đầu năm, lên 2,3 nghìn tỉ nhân dân tệ (tương đương 325,56 tỉ USD). 

"Tốc độ tăng trưởng vượt xa cho vay ở các khu vực khác, hơn 28 điểm phần trăm", Zhou thông tin thêm.

Báo cáo của các ngân hàng Trung Quốc cũng thể hiện rằng các khoản vay mới đang tăng trưởng chậm hơn dự kiện.

Ngân hàng quốc doanh không muốn cho vay doanh nghiệp nhỏ

Lãi suất thấp hơn hiện chỉ áp dụng với các khoản vay mới. Một số nhà phân tích cũng lưu ý rằng, các công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi LPR thường là các doanh nghiệp chất lượng kinh doanh cao hơn, và thường được vay các khoản thấp hơn lãi suất thấp hơn. Một lí do khác chỉ ra tại sao các ngân hàng quốc doanh không muốn cho vay các doanh nghiệp nhỏ, là vì tại Trung Quốc hiện chưa có tiêu chuẩn để dễ dàng đánh giá rủi ro.

"Vấn đề của các khoản vay không nằm ở lãi suất, mà là ở quy mô cho vay, đầu tư ngành, tỉ lệ cho vay và tiền gửi và các giới hạn khác từ các yếu tố phi thị trường", ông Zhao Bowen, Giám đốc nghiên cứu tại Blue Stone Asset Management.

 "Chỉ bằng cách loại bỏ các yếu tố phi thị trường này, lãi suất cho vay mới có thể hoàn toàn được điều khiển bởi thị trường".

Về lực lượng thị trường, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết LPR sẽ được điều hướng bởi cơ sở cho vay trung hạn, nơi phản ánh rõ hơn nhu cầu của thị trường. Số lượng các ngân hàng đóng vai trò trong việc thiết lập lãi suất cho vay mới hàng tháng cũng đã được nâng từ 8 lên 18, bao gồm cả 2 ngân hàng nước ngoài.

Mặc dù hệ thống chính sách tiền tệ của Trung Quốc phức tạp hơn so với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, song việc thay đổi tỉ lệ lãi suất không thường xuyên diễn ra. T lệ trước đây được PBOC dùng làm chuẩn mực không hề được điều chỉnh kể từ năm 2015.

"Theo quan điểm của chúng tôi, tỉ lệ tham chiếu LPR trên MLF vẫn chưa phải là tỉ lệ định hướng thị trường, bởi MLF là tỉ lệ chính sách và không phản ánh đầy đủ các thay đổi về chi phí tài trợ của ngân hàng. Tuy nhiên, đó vẫn là sự thay đổi của nền kinh tế và thể hiện sự sẵn sàng của PBOC trong việc cải thiện hiệu quả của tỉ lệ chính sách. 

Trong quan điểm của chúng tôi, giảm chi phí tài trợ trong nền kinh tế vẫn là một thách thức", Cindy Huang, nhà phân tích xếp hạng tín dụng toàn cầu của S & P chia sẻ.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.