Giáo viên vùng cao mong gì trong ngày 20/11?

 "Mình mong có thể xin được chút quần áo cho học sinh, vì sắp vào mùa đông rồi. Mình cũng mong đổ được sân bê tông cho học sinh có sân chơi, nhưng nhà trường không có nên chỉ hỗ trợ được một nửa".
giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 Thầy giáo Đại học Bách Khoa TP.HCM viết thư không nhận quà 20/11
giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 Nghẹn lòng lời cô giáo kêu cứu cho trò nhà sập trong bão dữ
giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 Những lời chúc 20/11 hay và ngắn gọn gửi tặng thầy cô
giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 Những mẫu thiệp 20/11 handmade cực đẹp gửi tặng các thầy cô giáo
giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 'Lời' tri ân đặc biệt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường Xã Đàn
giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 Sở GD-ĐT TP HCM không nhận hoa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11

Xây thêm được lớp học cho trẻ vùng cao

Cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên trường Tiểu học Sa Lông, Mường Chà, tỉnh Điện Biên tự gọi mình là giáo viên... chạy bản. "Cứ bản nào trong xã của học sinh lớp 3-5 thì mình sẽ dạy ở đó, chia đều thời khóa biểu, cứ chạy đi chạy lại giữa các bản. Năm học này học sinh đưa về học ở điểm trường chính nhiều để ở bán trú nên mình chỉ chạy giữa 2 điểm trường thôi", cô giáo trẻ tâm sự.

giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011
"Bởi vì ánh mắt trong veo/Nên cô lội suối trèo đèo vì em", cô giáo Thu chia sẻ trên trang facebook cá nhân của mình. Ảnh: Facebook cô giáo Nguyễn Thị Thu.

Theo cô giáo trẻ, học sinh ở trường tiểu học Sa Lông nói riêng và ở huyện Mường Chà nói chung phần lớn là học sinh dân tộc Mông. Các em ở điểm trường chính thì đã có lớp học khang trang, nhưng những điểm trường lẻ ở các bản thì những lớp học rất tuềnh toàng, được ghép từ những tấm ván cũ ghép lại. Hoàn cảnh gia đình các em rất khó khăn, đến quần áo bình thường hay thức ăn cũng đều do các nhà hảo tâm gửi tặng.

Khi được hỏi về những mong ước của cô giáo trong dịp 20/11 này, cô Thu bày tỏ: "Mình mong rằng từ giờ đến cuối năm 2017 hay đầu năm sau, các nhà hảo tâm, bố mẹ miền xuôi giúp đỡ để có thể xây được thêm 3 lớp học nữa cho các con. Thực ra, mình muốn khuyên thêm số "0" đằng sau nữa, nhưng mà lực bất tòng tâm, nên chỉ dám đặt ra mục tiêu là con số 3 để phấn đấu".

Cô Thu thường chia sẻ về những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên trang facebook cá nhân của mình. Những em học sinh này gia đình không có điều kiện về kinh tế để các em đến trường, hoặc bố mẹ mất sớm, nhà đông anh chị em.

Mỗi lần kêu gọi sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân, hay cô giáo Thu vẫn thường gọi là "bố mẹ miền xuôi" của các con, còn sự giúp đỡ của bố mẹ là "đi gieo duyên". Khi thì cô giáo xin quần áo, những đôi tất, những đồ ăn như cá khô, lạc để cải thiện bữa ăn cho các trò, hay tét nước, màn chống muỗi, sách vở... đây đều là những đồ dùng thiết yếu của học sinh.

Cô Thu thường đến tận nhà các em học sinh ở các bản khác nhau, có khi casch hàng chục cây số đường đèo, đá hộc để có thể biết rõ được hoàn cảnh thực tế của từng em, từ đó kêu gọi giúp đỡ. Có những đoàn từ thiện đến khảo sát để xây trường cho học sinh, cô Thu sẵn sàng là người dẫn đoàn đến những điểm trường khó khăn nhất.

"Mình cảm thấy bản thân vẫn chưa làm được gì nhiều cho các em, những việc đã làm không thấm vào đâu so với sự giúp đỡ của các bố mẹ miền xuôi và những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ", cô giáo trẻ tâm sự.

Đổ được sân bê tông cho các em có sân chơi

giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011
giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011
Cô giáo Đinh Hoàng Anh hi vọng có thể đổ được sân bê tông cho các em học sinh có được sân chơi sạch sẽ và an toàn. Ảnh: cô giáo Đinh Hoàng Anh.

Cô Đinh Hoàng Anh, đã có 6 năm công tác ở trường mầm non Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai. Là giáo viên dạy xa nhà hơn 300 km, đã nhiều năm nay, cô giáo sống xa nhà, xa chồng và cô con gái 4 tuổi của mình.

Theo cô Hoàng Anh, như ngày lễ 20/11 những năm trước, trường và UBND xã tổ chức lễ kỷ niệm cho giáo viên chứ việc học sinh tặng hoa hay quà cho thầy cô là rất hiếm.

"Giáo viên vùng cao chỉ mong học sinh nhớ được 20/11 là ngày gì đã là mừng rồi. Nếu được học sinh hay phụ huynh tặng được món quà dù chỉ mang giá trị tinh thần thì cũng mừng rớt nước mắt. Nhìn bạn bè hay các thầy cô nơi khác chụp ảnh, được tặng hoa, quà nhiều, chúng mình cũng quen rồi, chạnh lòng chỉ ngày hôm ấy, rồi hôm sau lại thôi", cô giáo chia sẻ.

Hoàn cảnh người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, cả năm người dân mới có thể tổ chức mừng cho giáo viên. Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, thôn bản có tổ chức cho các giáo viên ăn Tết cùng với bà con.

"Giáo viên vùng núi, lại dạy xa nhà nhiều năm như chúng mình chỉ mong có thể được gần với gia đình. Vì dạy gần gia đình tư tưởng mới vững vàng. Nghề nào cũng có cái nọ, cái kia, không nghề nào sướng mà cũng không có nghề nào khổ hết", cô Hoàng Anh tâm sự.

Chia sẻ về mong muốn của bản thân, cô giáo trẻ cho biết: "Mình mong có thể xin được chút quần áo cho học sinh, vì sắp vào mùa đông rồi. Mình cũng mong đổ được sân bê tông cho học sinh có sân chơi, nhưng nhà trường không có nên chỉ hỗ trợ được một nửa. Chúng mình đang đi vận động từ những cơ quan khác nhưng chưa biết phải hỏi ở đâu".

Học sinh chuyên cần, không bỏ học...

giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011
Học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám nhận vở mới trong lễ khai giảng năm học 2017-2018. Ảnh: cô giáo N.T.H

Cô N.T.H, giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, xã Iapiơr, huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai cho biết, phần lớn học sinh của trường là người đồng bào dân tộc Giarai.

"Các em đều trong gia đình đông con, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, đến ăn cũng không đủ. Hồi nhỏ thì bố mẹ có thể đưa các em đến trường, nhưng khi đã học lớp 2, 3 thì nhiều em nghỉ học vì ở nhà trông em cho bố mẹ, hay theo bố mẹ vào nương rẫy. Mỗi lần như vậy, giáo viên phải bỏ ra nhiều ngày liền để vào tận nhà, hay ra tận rẫy để giải thích cho phụ huynh, vận động các em đến trường", cô giáo chia sẻ.

Học sinh đang đi học rồi bỏ ngang nhiều, hay học hết tiểu học rồi bỏ đi phụ giúp gia đình cũng không ít. Việc học không được quan tâm nên các em lực học không cao. "Cứ sau ngày khai giảng là giáo viên trong trường đi vận động các em học lại. Học sinh đi học chuyên cần, không bỏ học, học sinh biết đọc, biết viết là giáo viên vùng này đã hạnh phúc lắm rồi", cô giáo N.T.H chia sẻ về mong muốn của mình về ngày 20/11.

Cô giáo cũng cho biết, trong ngày lễ 20/11, nhà trường tổ chức cho giáo viên và học sinh một đêm văn nghệ. Còn quà thì hiếm. Những thầy cô dạy ở điểm trường chính may ra có vài học sinh tặng hoa nhựa.

"Phụ huynh họ cũng tình cảm với giáo viên thì tặng gà, tặng gạo cho thầy cô nhưng không phải vào dịp 20/11 mà vào ngày Tết. Nhưng quà như vậy cũng ít vì dân ở đây nghèo, họ chưa đủ ăn, học sinh cũng chưa đủ mặc. Giáo viên còn lo cho học sinh nhiều hơn", cô N.T.H bày tỏ.

giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 Thầy giáo Đại học Bách Khoa TP.HCM viết thư không nhận quà 20/11

GS.TS Phan Thanh Sơn Nam, giảng viên trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã viết thư ngỏ trên facebook cá nhân mong muốn ...

giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 Nghẹn lòng lời cô giáo kêu cứu cho trò nhà sập trong bão dữ

Một cô giáo tiểu học đã có chia sẻ “rứt ruột”, khóc thương cho học trò cùng gia đình sập nhà trong bão hiện phải ...

giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 8 bài thơ sâu sắc gửi tặng thầy cô giáo ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến, những bài thơ ngắn 20/11 nhưng có nội dung rất sâu sắc dưới đây là lời tri ân ...

giao vien vung cao mong gi trong ngay 2011 'Lời' tri ân đặc biệt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường Xã Đàn

Không thể cất thành tiếng, những em học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) dùng những cử chỉ, điệu múa của mình để thể ...

chọn
[Photostory] Dự án vừa khởi công của MIK Group ở khu tây Hà Nội
The Solar Park - giai đoạn 2 của Imperial Smart City do MIK Group làm chủ đầu tư có quy mô hơn 2 ha. Tại đây sẽ xây dựng 5 toà tháp căn hộ cao 35 tầng.