Gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên

Ths Phan Trắc Thúc Định gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên.
giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng
giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Bắc Ninh
giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Tây Ninh

Ths Phan Trắc Thúc Định (giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, từng có nhiềm năm kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi qua các kì thi THPT quốc gia môn Ngữ văn) gợi ý giải đề thi thử môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên để thầy cô và các em học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo, phục vụ việc dạy và học.

Đề thi thử môn Văn Sở GD&ĐT Hưng Yên:

giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen
Đề thi thử môn Văn Sở GD&ĐT Hưng Yên

Gợi ý giải đề thi thử môn Văn của Ths Phan Trắc Thúc Định – GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Gợi ý đáp án: Thể thơ tự do

Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được thể hiện trong các câu thơ sau:

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

Gợi ý đáp án: Các câu thơ trên có thể có nhiều biện pháp tu từ (như hoán dụ, so sánh, liệt kê...) tuy nhiên đề chỉ yêu cầu HS tìm và phân tích 01 biện pháp tu từ, nên HS chỉ cần nêu 01 biện pháp trong các biện pháp trên và nêu tác dụng hiệu quả:

Ví dụ: HS chỉ ra biện pháp tu từ so sánh, qua từ “như”; tác dụng nhằm gợi ra vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh và sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ; giúp câu thơ giàu hình ảnh, biểu cảm và giàu sức biểu cảm hơn...

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Gợi ý đáp án: Những câu thơ trên khẳng định tinh thần quả cảm của những người lính trẻ - lứa tuổi mười tám, đôi mươi. Họ luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chiến đấu; không tiếc đời mình, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Họ là những con người vừa biết quý trọng tuổi thanh xuân, trai tráng; nhưng luôn biết đặt nhiệm vụ lớn lao mà Tổ quốc giao phó lên trên hết; họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân, vì trách nhiệm với dân tộc...

Câu 4: Đoạn thơ gợi lên những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính trong những năm đánh Mĩ?

Gợi ý đáp án: Đoạn thơ gợi lên nhiều vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm đánh Mĩ:

- Đó là bản lĩnh sống hiên ngang kiên cường bất khuất.

- Tinh thần lạc quan, luôn tin tưởng vào chiến thắng của dân tộc.

- Lòng quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hiến dâng, hy sinh tuổi thanh xuân cho Tổ quốc khi cần. Đó là lòng yêu nước sắt son.

- Họ cũng là những người lính với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trẻ trung, yêu đời...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.

Gợi ý đáp án:

a. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) - tránh viết quá dài hoặc quá ngắn. HS nêu được luận điểm rõ ràng, sử dụng các thao tác lập luận; có các dẫn chứng liên hệ phù hợp.

b. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả, làm sáng rõ vấn đề. Cụ thể HS có thể triển khai thành các ý cơ bản như sau:

- Nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần Đọc hiểu gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.

- Triển khai vấn đề: (HS có thể vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, cần nổi bật các ý cơ bản sau):

+ Giải thích được lối sống có trách nhiệm là gì: Là lối sống làm tròn bổn phẩn, nghĩa vụ đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội; hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm…

+ Phân tích biểu hiện và ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm:

  • Lối sống có trách nhiệm rất đa dạng, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình sau đó là với gia đình, xã hội. Không ngừng hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.
  • Sống có trách nhiệm là giúp cho mọi người rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm, làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, với gia đình và với chính bản thân mình.
  • Sống có trách nhiệm là biểu hiện của lối sống đẹp, giúp con người sống có ý thức, có bản lĩnh, có ước mơ, khát vọng; có trái tim nhân ái và giàu lòng vị tha...
  • Sống có trách nhiệm giúp mỗi người xác định được mục đích và phương hướng sống đúng đắn trong cuộc đời.
  • Sống có trách nhiệm không chỉ làm cho cuộc đời của mỗi chúng ta tốt đẹp mà còn làm cho mọi người xung quanh, cho xã hội tiến bộ phát triển hơn.

+ Bàn bạc, mở rộng vấn đề: đưa ra phản đề để phê phán: việc một số người có lối sống thiếu trách nhiệm, không có mục đích sống; sống thờ ơ vô cảm, buông thả, ăn chơi, đua đòi...

- Từ đó liên hệ thực tế, bài học cuộc sống của bản thân và rút ra thông điệp tích cực cho mình và mọi người.

Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12). Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ Văn 11) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

Gợi ý đáp án:

1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ; liên hệ so sánh phù hợp; dùng từ, đặt câu, viết chính tả chuẩn mực...

2. Xác định yêu cầu của đề:

- Yêu cầu cơ bản của đề là: Cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12).

- Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh) là: Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ Văn 11) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

3. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo:

A. Mở bài – nêu vấn đề của đề bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu; nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của “Chiếc thuyền ngoài xa”; từ đó dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: nhân vật Phùng trong truyện ngắn.

- Từ nhân vật Phùng cũng gợi nhiều liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng); qua đó ta thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ mà các nhà văn muốn gửi gắm.

giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen
Ths Phan Trắc Thúc Định – GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.

B. Thân Bài: Triển khai vấn đề

(HS có thể triển khai thành nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các yêu cầu của đề)

1. Yêu cầu cơ bản của đề là: Cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12).

*HS có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật một số ý cơ bản như sau:

- Phùng là một người nghệ sĩ say mê công việc và có ý thức với nghề nghiệp, với công việc được giao. Để có được bức ảnh nghệ thuật ưng ý (theo yêu cầu của trưởng phòng), anh đã trở lại vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kì chống đế quốc Mĩ.

Phùng đã “phục kích” cả tuần, suy nghĩ và tìm kiếm mà chưa chụp được bức ảnh nào... Chứng tỏ Phùng là người không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng, tận tâm vì công việc.

- Phùng là người nghệ sĩ giàu cảm xúc và yêu cái đẹp. Khi phát hiện ra cảnh đẹp buổi sớm bình minh với con thuyền đẹp như mơ, như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”, Phùng đã rất xúc động, bối rối “trong tim như có cái gì bóp thắt vào”, anh thấy trào dâng trong mình niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh... Trong khoảnh khắc hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính yêu cái đẹp ấy, anh tưởng chính mình khám phá thấy “cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, thấy “cái đẹp chính là đạo đức”...

Như vậy, Phùng chứng tỏ mình là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Rồi anh bấm liên thanh một hồi hết phần tư cuốn phim, như muốn thu vào mình cái khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn...

- Phùng cũng là người giàu tình cảm, tình yêu thương con người. Anh thấy người đàn bà bị đánh, anh đã lao ra can thiệp. Dù rằng anh bị đánh trả, bị thương và phải đưa vào trạm y tế của tòa án huyện... nhưng rồi anh vẫn tìm mọi cách để giúp đỡ người đàn bà bị bạo hành ấy.

- Phùng là kiểu nhân vật nhận thức, nhân vật tự ý thức: anh ý thức được các hành động việc làm của mình, từ việc cảm nhận bức tranh thiên nhiên tuyệt bích, lẫn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn đằng sau người đàn bà vùng biển có vẻ ngoài xấu xí. Và anh cũng đã dần nhận ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

- Để làm nổi bật những điều trên, nhà văn đã dùng nghệ thuật khắc họa nhân vật Phùng rất đặc sắc như: đặt nhân vật vào tình huống độc đáo để cho tính cách nhân vật bộc lộ; kết hợp lối tả thực với lối ngôn ngữ gợi cảm; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên...

2. Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh): Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ Văn 11) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

a. Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô:

+ Nhân vật Vũ Như Tô có nhiểu điểm giống với nhân vật Phùng.

  • Ông cũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng – người kiến trúc sư thiên tài và là người nghệ sĩ có tâm với nghề. Trải qua nhiều thăng trầm, ông đã sống và chết trong bi kịch của đời mình. Lúc đầu, Vũ Như Tô đã sáng suốt không muốn đem tài năng phục vụ Lê Tương Dực, xây dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua, nhưng về sau đã bị Đan Thiềm thuyết phục.

Trước nhan sắc và sự săn sóc “dịu dàng” của người cung nữ này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ồng Cả đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của nhà kiến trúc sư họ Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng để xây dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể “tranh tinh xảo với hoá công”, “bền như trăng sao”, đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế...

  • Tuy được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tồn tại khác nhau; phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung đã lật ra “lá bài của nghệ thuật”.

Qua hai nhân vật, các tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch thảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng.

+ Tuy nhiên ở Vũ Như Tô có những điểm khác biệt với nhân vật Phùng.

  • Quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn quân, đâu phải vì nhân dân. Hoài bão của Vũ Như Tô lãng mạn nhưng vô nghĩa.

Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Đan Thiểm khuyên ông trốn đi, nhưng ông vẫn cho rằng "không làm gì nên tội", thiên hạ "hiểu nhầm mà thôi”!.

Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ vì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn.

Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặt trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai; nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình. Đó là kết quả tất yếu của cái nhìn đơn giản, hời hợt, xa rời thực tế của người nghệ sĩ.

b.Qua hai nhân vật, có thể rút ra những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ:

- Người nghệ sĩ cũng cần có tài năng, sự đam mê trong sáng tạo nghệ thuật.

- Người nghệ sĩ phải có tâm hồn nhạy cảm, biết yêu cái đẹp, biết phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp phong phú của con người và cuộc đời.

- Người nghệ sĩ cần giàu lòng yêu thương con người, trân trọng những số phận cảnh đời, biết nhìn đời bằng cái nhìn đa chiều, đa diện.

- Người nghệ sĩ cần có quan niệm nghệ thuật đúng đắn, tỉnh táo; phát hiện ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; sống và viết có trách nhiệm với nhân dân, đất nước...

giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng

Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng mới đây giúp các sĩ tử chuẩn bị tốt cho ...

giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Các thí sinh có thể thử sức với Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Bắc Ninh để ...

giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Tây Ninh

Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Tây Ninh mới đây giúp các sĩ tử chuẩn bị tốt ...

giai chi tiet de thi thu thpt quoc gia mon ngu van so gddt hung yen Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị

Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị mới đây giúp các sĩ tử chuẩn bị tốt ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.