Ngay sau khi Grab Việt Nam thông báo sẽ thu phí 10.000 đồng nếu khách hàng hủy chuyến, rất nhiều khách hàng sử dụng Grab tỏ ra phẫn nộ, bức xúc và cho rằng: "Grab Việt Nam đang chơi trò độc quyền và ép buộc khách hàng". Sau khi bị khách hàng "ném đá" không thương tiếc, các thông tin về chính sách hủy chuyến đối với khách hàng bỗng dưng biến mất khỏi trang chủ của Grab Việt Nam (?!).
Trao đổi với PV báo điện tử VTC News, tổng đài của Grab đã thừa nhận Grab Việt Nam đang triển khai tính năng thu phí khi khách hàng hủy nhiều chuyến.
Thông tin được đăng tải trên webside của Grab Việt Nam, nhưng sau đó bỗng dưng biến mất. |
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, tổng đài của Grab Việt Nam bất ngờ thay đổi câu trả lời của mình. Tổng đài Grab cho biết, thông tin Grab thu phí 10.000 đồng nếu khách hàng hủy chuyến là không chính xác.
Tổng đài Grab Việt Nam cho biết: "Đây không phải là thông tin chính thức từ Grab Việt Nam. Grab sẽ thông báo để khách hàng và tài xế ngay khi có các thay đổi về chính sách. Grab chỉ thu phí đặt xe khi bạn đặt chuyến xe".
Tổng đài Grab Việt Nam thừa nhận đang triển khai chính sách. |
Tuy nhiên, Grab nhanh chóng phủ nhận thông tin. |
Trao đổi với PV báo điện tử VTC News, đại diện của Grab Việt Nam cũng khẳng định, thông tin Grab thu phí hủy chuyến của khách hàng là không chính xác, các thông tin này không được phát đi từ Grab Việt Nam, và website của Grab cũng không đăng tải thông tin này. Vị này khẳng định, các đơn vị truyền thông dẫn nguồn tin không chính xác.
Tuy nhiên, khi PV báo điện tử VTC News đặt ra câu hỏi, thông tin Grab thu phí hủy chuyến của khách hàng được lấy từ dẫn từ website của Grab Việt Nam, với đường dẫn là Grab.com/vn. Vị này cho biết: "Thông tin đó không chính xác, Grab Việt Nam sẽ phản hồi lại cho báo chí".
Grab thay đổi chính sách liên tục. |
Trước đó, sáng 31/5, Grab Việt Nam phát đi thông báo chính thức về chính sách hủy chuyến đối với khách hàng. Mức phí hủy chuyến áp dụng là 10.000 đồng. Theo đó, Grab cho hay, việc đặt xe, sau đó huỷ chuyến sẽ gây nhiều bất tiện cho cả đối tác tài xế và khách hàng.
Đối tác tài xế bị động hơn khi sắp xếp các cuốc xe còn khách hàng khó đặt xe hơn khi hủy chuyến nhiều lần. Vì vậy, chính sách huỷ chuyến dành cho khách hàng sẽ được Grab chính áp dụng,
Thông tin từ Grab, hiện tại, chính sách hủy chuyến dành cho khách hàng mới chỉ áp dụng cho các dịch vụ di chuyển của Grab (GrabCar, GrabTaxi, GrabBike). Các dịch vụ khác như GrabFood, GrabExpress vẫn chưa áp dụng hình thức này.
Cụ thể, phí huỷ chuyến được áp dụng khi bạn đã huỷ từ 7 chuyến Grab trở lên trong vòng 7 ngày. Khi hủy từ 6 chuyến trở lên trong vòng 7 ngày, bạn sẽ nhận được yêu cầu liên kết thẻ tín dụng với GrabPay để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ. Phí hủy chuyến từ lần hủy chuyến tiếp theo (lần thứ 7) sẽ được trừ tự động vào tài khoản GrabPay/GrabPay Credits của khách hàng.
Mỗi lần huỷ chuyến vượt quá mức quy định, hệ thống sẽ tự động trừ phí huỷ chuyến 10.000 đồng. Grab cũng nêu rõ: Khách hàng có quyền từ chối nếu đối tác tài xế yêu cầu bạn huỷ chuyến. Để duy trì tỷ lệ đặt xe nhanh và dễ dàng, chúng tôi khuyến khích khách hàng không huỷ chuyến.
Để thực hiện chính sách thắt chặt này, nếu khách hàng không liên kết thẻ tín dụng (hoặc không nạp phí vào GrabPay Credits) thì sẽ không thể đặt xe với ứng dụng Grab. Do đó Grab khuyến khích bạn đăng ký thanh toán qua thẻ tín dụng khi được yêu cầu để tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thấu hiểu tài xế, Grab chính thức áp dụng chính sách phạt 10.000 đồng khi khách hàng huỷ chuyến
Mới đây, Giám đốc Grab Việt Nam Jerry Lim cho biết Grab sẽ cố gắng tăng cường chất lượng từ cả hai phía tài xế ... |
Tài xế 'tố' GrabTaxi áp đặt, khóa tài khoản không rõ lý do
Nhiều tài xế đối tác của GrabTaxi "tố" đơn vị này áp đặt, đối xử bất bình đẳng, vi phạm Quyết định 24 của Bộ ... |
Uber gia nhập Grab: Tài xế vỡ mộng làm giàu vì khách ít đi, thu nhập giảm
Ngay sau khi Uber gia nhập Grab thì số lượng tài xế đông hơn, số cuốc được nhận không còn nhiều như trước, thu nhập ... |
Ứng dụng gọi xe Aber, tân binh mới liệu có thay thế được Uber
Tháng 6 tới này ứng dụng gọi xe ABER sẽ chính thức hoạt động,được phát triển bởi nhóm kỹ sư Việt và sẽ cạnh tranh ... |