Trường Đại học 'xịn' sẽ được tự chủ điểm sàn?
Những trường, ngành đã kiểm định có thể sẽ được tự chủ điểm sàn trong kỳ tuyển sinh năm 2017. |
GS Nguyễn Quý Thanh cho rằng những trường đã kiểm định, đủ năng lực có thể tự quyết định điểm sàn. Ảnh: Đoàn Lê |
Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017. Theo dự kiến, Bộ sẽ bỏ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn), thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng, nhiều trường... Dự kiến này đã và đang gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trong dư luận.
Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội, dự kiến bỏ điểm sàn đang khiến nhiều người lo lắng về chất lượng giáo dục đại học sẽ giảm sút.
Cũng theo ông Thanh, mặc dù việc bỏ điểm sàn là bước đi nhằm tăng quyền tự chủ của trường đại học, nhưng, trong khi trường đại học chưa thực sự chứng tỏ được về năng lực thực tế để thực hiện quền tự chủ và quản lý chất lượng thì sư lo lắng của xã hội là có cơ sở.
Do đó, việc bỏ điểm sàn và giao các trường tự chủ tuyển sinh cần có lộ trình phù hợp. Trước mắt Bộ GD&ĐT có thể trao cho các trường đại học và những chương trình đào tạo được đánh giá, kiểm định chất lượng và đạt chuẩn chất lượng của Việt Nam, chuẩn ASEAN hoặc chuẩn quốc tế... quyền tự quyết về tuyển sinh (kể cả về điểm sàn).
Vì sao Bộ Giáo dục bỏ quy định 'điểm sàn' Đại học?
“Bộ GD&ĐT thấy việc đưa ra quy định ngưỡng điểm đầu vào chung cho tất cả các trường Đại học không còn phù hợp với ... |
Cũng theo GS Thanh, khi dự thảo Quy chế tuyển sinh được đưa ra, nhiều người chỉ tiếp cận ở vấn đề bỏ hay giữ điểm sàn. "Tôi không bàn đến chuyện bỏ hay không bỏ điểm sàn vì nếu Bộ GD&ĐT bỏ thì các trường vẫn có điểm sàn dù điểm sàn đó rất thấp. Trong mấy trăm trường ĐH sẽ không có trường nào có điểm sàn giống nhau hoàn toàn, nếu giống thì sẽ thành "điểm sàn chung", GS Thanh nêu quan điểm.
Trước nhiều ý kiến về vấn đề điểm sàn, Bộ GD&ĐT sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp hiệu trưởng các trường ĐH sắp tới để quyết định phương án phù hợp. Ảnh: Đoàn Lê |
GS Thanh cho rằng, vấn đề điểm sàn cần tiếp cận từ vấn đề tự chủ tức là ai được quyền quyết định điểm sàn. "Trường được kiểm định chất lượng tức ít nhất là đã có bằng chứng để xã hội tin tưởng. Giống như anh đi khám sức khỏe, đạt thì được doanh nghiệp tuyển dụng và giao việc", GS Thanh nói.
Theo GS Thanh, trường nào đã kiểm định, đủ năng lực thì tự quyết định điểm sàn, trường chưa đủ năng lực thì cần Bộ quyết định thay. Trường chưa kiểm định chất lượng, chưa chứng minh năng lực với xã hội thì phải có cơ quan quản lý chịu trách nhiệm. Đối với những trường này, Bộ GD&ĐT vẫn nên áp dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu.
Ngoài ra, vị Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục "góp ý" rằng bên cạnh loại hình ngưỡng đảm bảo chất lượng áp dụng với điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT có thể nghiên cứu thêm loại hình “điểm sàn” áp dụng với điểm trung bình chung học tập, điểm môn học (ít nhất là của lớp 12).
"Điều này nhằm mục đích để các trường chỉ tuyển bằng học bạ cũng đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào tối thiểu tạo niềm tin chung của xã hội với chất lượng giáo dục đại học", GS Thanh nhận định.
Sáng 27/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã báo cáo một số vấn đề liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh 2017 đang được dư luận quan tâm tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương. Thứ trưởng Ga cho biết, trước nhiều ý kiến về vấn đề điểm sàn, Bộ sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp hiệu trưởng các trường ĐH sắp tới để quyết định phương án phù hợp. |
Thời sự 04:50 | 08/01/2017
Thời sự 07:02 | 04/01/2017
Thời sự 01:10 | 03/01/2017
Thời sự 01:21 | 29/12/2016
Thời sự 12:29 | 28/12/2016
Thời sự 07:30 | 27/12/2016
Thời sự 04:30 | 26/12/2016
Thời sự 12:12 | 17/12/2016