GS.TS Ngô Quý Châu: Tế bào gốc – hướng điều trị đầy triển vọng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các bệnh lý về phổi, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất thường gặp trong cộng đồng và có chiều hướng ngày càng gia tăng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
gsts ngo quy chau te bao goc huong dieu tri day trien vong cho benh nhan benh phoi tac nghen man tinh Báo động tình trạng bệnh viêm phổi gia tăng ở trẻ nhỏ khi giao mùa
gsts ngo quy chau te bao goc huong dieu tri day trien vong cho benh nhan benh phoi tac nghen man tinh Cảnh giác với viêm phổi khi trời rét
gsts ngo quy chau te bao goc huong dieu tri day trien vong cho benh nhan benh phoi tac nghen man tinh Sau thủy đậu, xuất hiện nhiều trẻ mắc ho gà, biến chứng viêm phổi

Hiện nay, ngoài phương pháp điều trị truyền thống thì bước đầu đã có các nghiên cứu điều trị tế bào gốc cho bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đây được coi là hướng đi mới với nhiều triển vọng.

GS.TS Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hô hấp sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về những triển vọng trong việc điều trị bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính.

gsts ngo quy chau te bao goc huong dieu tri day trien vong cho benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
GS.TS. Ngô Quý Châu thăm khám cho bệnh nhân.

- Giáo sư có thể cho biết, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc COPD và dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh này là gì?

Đối với COPD, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là các đối tượng có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc COPD. Bên cạnh đó, tuổi càng cao (>40 tuổi), chức năng phổi càng suy giảm cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây COPD.

Các dấu hiệu giúp người dân có thể dễ dàng nhận biết sớm mình có mắc bệnh COPD hay không bao gồm các biểu hiện như: Ho và khạc đờm. Tuy nhiên triệu chứng này rất dễ bỏ sót do bệnh nhân chủ quan coi đó là triệu chứng bình thường của người hút thuốc lá.

Giai đoạn muộn: Khi bệnh nhân có khó thở, thở khò khè, nặng dần theo thời gian, tức nặng ngực, có biểu hiện ho, khạc đờm nhiều đặc biệt vào buổi sáng.

Ngoài ra, đối với cán bộ y tế, khi thăm khám để phát hiện bệnh COPD, các biểu hiện lâm sàng thường thấy ở bệnh nhân mắc COPD bao gồm: khám phổi có ran rít, ran ngáy, nghe phổi thông khí phổi giảm, lồng ngực căng (hình thùng), tím môi, đầu chi. Và để biết chẩn đoán xác định mắc COPD, đối tượng cần được thực hiện đo chức năng hô hấp.

- Ngoài hút thuốc lá vốn được coi là thủ phạm chính dẫn đến COPD thì những người thường xuyên tiếp xúc trong môi trường khói bụi cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc COPD. Vậy trong bối cảnh ô nhiễm môi trường như hiện nay liệu có làm trầm trọng thêm căn bệnh này không, thưa ông?

Mức độ ô nhiễm không khí của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở các đô thị, các thành phố lớn cần được quan tâm hơn nữa nhằm làm giảm mức độ ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đối với bệnh nhân COPD.

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, ô nhiễm môi trường là yếu tố nguy cơ gây COPD và gây đợt cấp COPD khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Do vậy, ô nhiễm không khí chính là mối nguy làm gia tăng số lượng người dân mắc COPD cũng như làm tăng mức độ trầm trọng của căn bệnh này.

gsts ngo quy chau te bao goc huong dieu tri day trien vong cho benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Người có tiền sử hút thuốc lá là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh COPD.

Theo báo cáo tổng quan ngành Y tế Việt Nam 2014, COPD là một trong 4 nguyên nhân cao nhất gây ra gánh nặng bệnh tật trong nhóm bệnh không lây nhiễm năm 2010.

Tại Việt Nam hiện nay, do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào ở nước ta vẫn ở mức cao, ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, đặc biệt là tại các đô thị và thành phố lớn, do đó tình trạng mắc COPD ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Tại BV Bạch Mai, số bệnh nhân mắc COPD phải nhập viện và điều trị tại Trung tâm Hô hấp vì đợt cấp đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi. Các bệnh nhân mắc COPD điều trị tại Trung tâm Hô hấp phần lớn là các ca bệnh nặng, phải nằm điều trị lâu dài. Hiện nay, trung bình một ngày, Trung tâm Hô hấp đón tiếp khoảng 30-40 lượt bệnh nhân COPD khám bệnh và tiếp nhận khoảng 5-10 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp COPD.

- Việc điều trị bệnh COPD hiện nay bao gồm những phương pháp nào, thưa Giáo sư? Người bệnh COPD có thể điều trị tại nhà được không và cần chú ý điều gì?

COPD là bệnh mạn tính, các phương pháp trên thế giới hiện nay chưa chữa khỏi được hoàn toàn nhưng người bệnh COPD hoàn toàn có một cuộc sống gần như người bình thường nếu tuân thủ tốt điều trị.

Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân mắc COPD thường được điều trị bằng thuốc LABA, LAMA, ICS… kết hợp các bài tập ho khạc đờm, tập thở cũng là các biện pháp tốt và đơn giản giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Tại Trung tâm Hô hấp, khi điều trị cho bệnh nhân mắc COPD, các y bác sĩ đều tư vấn cho người bệnh bỏ thuốc lá, giúp tình trạng bệnh không bị nặng thêm.

Các bệnh nhân mắc COPD hoàn toàn có thể điều trị được tại nhà, tuy nhiên các bệnh nhân này cần chú ý tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của y bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám. Những bệnh nhân có đợt cấp không đáp ứng với việc điều trị tại nhà, hoặc có biểu hiện suy hô hấp nặng, cần phải đến cơ sở y tế để khám cấp cứu ngay.

Để không chế những đợt cấp cho bệnh nhân COPD, cách điều trị chung là điều trị triệt để căn nguyên gây đợt cấp, tối ưu hoá thuốc giãn phế quản, dùng corticoid đường phun hít.

Phòng ngừa đợt cấp đóng vai trò rất quan trọng bằng cách:

- Giữ ấm

- Tránh khói bụi, thời tiết lạnh ẩm

- Tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu

- Cai thuốc lá

- Điều trị tốt giai đoạn ổn định sẽ giúp phòng ngừa cơn cấp.

gsts ngo quy chau te bao goc huong dieu tri day trien vong cho benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Thay đổi lối sống tích cực là một trong những cách giảm bớt triệu chứng các bệnh nói chung và COPD nói riêng.

- Được biết, hiện nay, liệu pháp tế bào gốc đã được các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng để điều trị COPD. Giáo sư có thể nói rõ hơn về phương pháp này và triển vọng điều trị tại Việt Nam ra sao?

Liệu pháp tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mới giúp làm giảm triệu chứng và ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp điều trị truyền thống chính là tác động vào cơ chế bệnh sinh bằng phương pháp sinh học giúp trì hoãn hay đẩy lùi những tổn thương mới. Do đó, cuộc sống của các bệnh nhân COPD được cải thiện.

Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới đang triển khai sử dụng tế bào gốc trung mô được thu nhận từ mô mỡ, tủy xương để sử dụng trong điều trị COPD. Nghiên cứu điều trị tế bào gốc cho bệnh nhân COPD tại Việt Nam đang là hướng đi mới với nhiều triển vọng. Năm 2015, Bệnh viện Vạn Hạnh bước đầu nghiên cứu đánh giá vai trò của tế bào gốc từ mô mỡ tự thân trong điều trị COPD, kết quả nghiên cứu bước đầu chưa thấy có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ.

Tại BV Bạch Mai sắp tới sẽ triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” đã được Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt. Chúng tôi hi vọng đây sẽ là hướng điều trị triển vọng cho các bệnh nhân COPD.

- Nhiều ý kiến cho rằng, thay đổi lối sống có thể giảm bớt các triệu chứng của COPD. Vậy ông có khuyến cáo gì cho người dân giúp phòng ngừa và hạn chế các tác hại của COPD?

Thay đổi lối sống tích cực đúng là một trong những cách giảm bớt triệu chứng của các bệnh nói chung và của COPD nói riêng. Cụ thể, để phòng ngừa và hạn chế các tác hại của COPD, đầu tiên chúng ta cần tránh các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: thuốc lá, thuốc lào và các chế phẩm từ thuốc lá (Siga, shisha…), khói bụi, hóa chất nghề nghiệp.

Không chỉ COPD, mà các bệnh khác cũng vậy, việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần và tập thể dục với cường độ vừa phải và đều đặn là biện pháp tốt để phòng ngừa bệnh tật cũng như nâng cao sức khỏe cho chính chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Ngô Quý Châu!

Trước thực trạng hết sức đáng lo ngại của COPD và Hen phế quản, ngày 20/12/2010, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra Quyết định số 2331/QĐ-TTg về việc Ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2011 trong đó Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là một trong các nội dung quan trọng. Trung tâm Hô hấp - BV Bạch Mai đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai Dự án Phòng chống COPD và hen phế quản từ những năm 2011. Đến nay, đã triển khai bao phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, thành lập các phòng quản lý COPD tại các BVĐK, BV Lao và bệnh phổi tại các tỉnh.

Giai đoạn 2011 - 2015, Dự án cũng đã đạt được được nhiều kết quả. Tiếp nối thành công đó, ngày 31/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chương trình Mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016 -2020, trong đó có hoạt động phòng chống COPD và hen phế quản.

Trong giai đoạn mới 2016 -2020, BV Bạch Mai đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng, tăng cường công tác phòng chống bệnh COPD trên toàn quốc, tiếp cận gần hơn tới người dân, giúp người dân có kiến thức phòng ngừa bệnh, nâng cao sức khỏe cho toàn cộng đồng, giảm thiểu tối đa gánh nặng bệnh tật do COPD gây ra.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.