Hà Đô: Lợi nhuận mảng năng lượng tăng tốc, BĐS đi lùi trong nửa đầu năm

Sau hai quý đầu năm, lợi nhuận của Hà Đô giảm 22% so với cùng kỳ do số lượng căn hộ bàn giao tại HaDo Centrosa chỉ đạt 210 căn so với 548 căn của 6 tháng năm ngoái. Ngược lại, mảng năng lượng tiếp tục tăng trưởng 63% nhờ yếu tố tự nhiên thuận lợi.
Lợi nhuận 6 tháng của Hà Đô giảm 22% vì dự án HaDo Centrosa - Ảnh 1.

Dự án Hado Centrosa của Tập đoàn Hà Đô trên đường 3/2, quận 10, TP HCM. (Ảnh minh họa: Mỹ Linh).

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển vọng nửa cuối năm còn lại của CTCP Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG).

Mảng năng lượng bứt tốc, bất động sản đi lùi

Cụ thể, Hà Đô ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 1.765 tỷ đồng và 549 tỷ đồng, tương ứng giảm 39% và giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Hà Đô đã thực hiện 36% kế hoạch doanh thu năm và 44% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. 

Theo Hà Đô, kết quả kinh doanh nửa đầu năm thấp hơn cùng kỳ chủ yếu do mảng bất động sản giảm 56% khi tập đoàn này bàn giao ít căn hộ tại dự án Hado Centrosa so với cùng kì năm ngoái.

Ước tính của VDSC cho thấy Hà Đô chỉ bàn giao được khoảng 210 căn hộ với tổng giá trị 932 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021 so với con số 548 căn với tổng doanh thu 2.131 tỷ đồng cùng kỳ.

Trong khi đó, mảng năng lượng tiếp tục tăng trưởng khi ghi nhận doanh thu 557 tỷ, tăng 63% nhờ vào sự ổn định của các nhà máy điện đang hoạt động hiện tại khi yếu tố thủy văn thuận lợi hơn.

Cụ thể, ba nhà máy thủy điện của Hà Đô (Za Hưng, Nậm Pông và Nhạn Hạc) cung cấp sản lượng điện 153 triệu kWh, tăng 70% với doanh thu ước tính 366 tỷ đồng, tăng 58%. 

Đối với các nhà máy năng lượng mặt trời, Hà Đô ghi nhận sản lượng điện 94 triệu kWh với doanh thu ước tính 191 tỷ đồng. 

Theo VDSC, việc tăng trưởng nhanh của mảng năng lượng đã giúp mảng này tăng tỷ trọng đóng góp trên tổng doanh thu của Hà Đô lên hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận 6 tháng của Hà Đô giảm 22% vì dự án HaDo Centrosa - Ảnh 2.

Hado Charm Villas và ba nhà máy điện mới sẽ dẫn dắt doanh thu 6 tháng còn lại

Báo cáo của VDSC nhận định trong 6 tháng còn lại, với mảng bất động sản, Hado Charm Villas là nguồn tạo ra lợi nhuận chính cho Hà Đô. Còn với mảng năng lượng, ba nhà máy điện mới vận hành vào quý III/2021 dự kiến mang lại doanh thu 220 tỷ đồng trong năm nay.

Với mảng bất động sản, theo ban lãnh đạo, mảng này sẽ tạo ra khoảng 2.600 tỷ đồng doanh thu, giảm 15% nhờ ghi nhận doanh thu từ dự án Hado Charm Villas (165 căn đã bán thành công trong hai sự kiện mở bán vào tháng 12/2020, tháng 1/2021) và các sản phẩm còn lại của hai dự án Hado Centrosa và Khu CC3.

Lợi nhuận 6 tháng của Hà Đô giảm 22% vì dự án HaDo Centrosa - Ảnh 3.

Đối với Hado Charm Villas, VDSC kỳ vọng doanh số bán hàng 1.300 tỷ đồng trong hai lần mở bán sẽ là nguồn doanh thu chính cho Hà Đô nửa cuối năm 2021 khi tập đoàn bắt đầu bàn giao cho khách hàng từ quý III này. 

Đối với Hado Centrosa, 200 tỷ doanh thu dự kiến sẽ được ghi nhận từ việc bàn giao 31 căn còn lại.

Về hoạt động bán hàng, VDSC dự đoán tập đoàn sẽ mở bán 221 sản phẩm tại dự án Hado Charm Villas và 35 sản phẩm còn lại của dự án CC1, tuy nhiên ảnh hưởng của dịch có thể làm hoạt động bán hàng dời sang quý IV.

Tại mảng năng lượng, Hà Đô dự kiến sẽ ghi nhận 1.180 tỷ đồng doanh thu với tổng sản lượng điện 793 triệu kWh từ tổng công suất 444 MW. 

Trong đó, ba nhà máy điện bao gồm Đak Mi 2 (147MW), Sông Tranh 4 (48MW), 7A Thuận Nam (50MW) sẽ bổ sung thêm 245 MW công suất khi các nhà máy điện này dự kiến đi vào hoạt động trong quý III/2021. Hà Đô dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu 220 tỷ đồng trong năm nay từ các nhà máy này. 

Trước đó, Hà Đô đã đặt mục tiêu doanh thu 374 tỷ đồng từ ba nhà máy điện nói trên tuy nhiên VDSC cho rằng việc tiến độ phát điện có thể thay đổi dẫn tới sự thận trọng trong kế hoạch doanh thu mà ban lãnh đạo đưa ra.

Lợi nhuận 6 tháng của Hà Đô giảm 22% vì dự án HaDo Centrosa - Ảnh 4.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.