Hà Nội đáng sống thế nào trong mắt người Hà Nội?

Hóa ra người Hà Nội yêu thành phố của mình không phải bởi những lớp lớp nhà cao tầng, chung cư hiện đại, mà là những cây bàng lá đỏ, mái ngói thâm nâu, những hồ nước, công viên, những mảnh sân con con trong khu tập thể cũ, những quán xá vỉa hè.
 - Ảnh 1.

Công viên Bách Thảo, không gian công cộng tuyệt vời cho người dân. (Ảnh: ĐINH QUỐC CƯỜNG)

Đây là điều mà công chúng có thể phát hiện thấy từ triển lãm ảnh Vì một Hà Nội đáng sống, do Đại sứ quán Đan Mạch, PPWG - Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân… tổ chức tại Nhà Bát Giác, khu phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội từ tối 6/9 đến hết ngày 8/9.

Triển lãm trưng bày hơn 40 tác phẩm ảnh về không gian công cộng và cuộc sống thường ngày của người dân Hà Nội.

Điều đặc biệt, triển lãm kể về Hà Nội thông qua góc nhìn từ chính những người trong cuộc, những người đã sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Những nhiếp ảnh gia không chuyên này tự kể về một Hà Nội thân thương trong mắt họ.

Đó là một Hà Nội với đời sống vỉa hè sống động, những xe đạp chở đầy hoa trên phố, những buổi khiêu vũ ngoài trời sáng sáng ở Bờ Hồ, công viên, những mảnh sân chung đầy kỷ niệm ở các khu tập thể, cầu Long Biên trăm năm nghe "tiếng sông Hồng thở than", những mái ngói thâm nâu, những bia hơi vỉa hè, những hát ca trên đường phố…

Một số hình ảnh về Hà Nội đáng sống trong mắt người Hà Nội:

 - Ảnh 2.

Những năm gần đây, những không gian công cộng ngày càng thu hẹp, nhưng đâu đó trẻ em vẫn được nô đùa, bằng trò chơi vận động. Trong ảnh là một khu vui chơi cho trẻ em ở một khu tập thể ở Hà Nội. (Ảnh: HOÀNG ANH TUẤN)

 - Ảnh 3.

Tập thể Thành Công được xây cách đây đã 40 năm, mọi thứ xuống cấp, chật chội nhưng vẫn là nơi lưu giữ một đời sống đô thị sống động rất đặc trưng của Hà Nội, nơi có mảnh sân chung trở thành không gian công cộng hấp dẫn để phơi phóng, ăn uống, trẻ em vui chơi. (Ảnh: PHẠM QUỐC TRUNG)

 - Ảnh 4.

Các bạn trẻ biểu diễn âm nhạc tại ngã tư quốc tế Tạ Hiện. (Ảnh: NGUYỄN ANH VŨ)

 - Ảnh 5.

Phố cổ Tạ Hiện hội tụ tất cả vẻ đẹp về đêm của Hà thành, là khu phố giao thoa văn hoá Đông - Tây, vừa hiện đại, phóng khoáng, trẻ trung, vừa phảng phất dư vị cổ xưa, kín đáo. Ảnh: NGUYỄN ANH VŨ)

 - Ảnh 6.

Khu tập thể Văn Chương có lẽ là một trong những khu tập thể cũ 2 tầng còn sót lại ở Hà Nội. Ngoài phòng ở riêng, mọi thứ sinh hoạt đều dùng chung. Chiều đến tất cả cư dân cùng sinh hoạt chung trong những khoảng sân như vậy, người tắm rửa, người chuẩn bị cơm, người đi làm về... nhộn nhịp như 1 cộng đồng thu nhỏ lại. (Ảnh: PHẠM ĐỨC LONG)

 - Ảnh 7.

Một trong những cửa hàng cơ khí thủ công ít ỏi còn duy trì trên phố Phùng Hưng. (Ảnh: NGUYỄN VIỆT)

 - Ảnh 8.

Thói quen mua bán ở vỉa hè đã tồn tại trong cuộc sống của người dân Hà Nội cả trăm năm nay như một nét văn hoá bản địa ăn sâu vào tiềm thức, khó thay đổi. (Ảnh: ĐỖ CẨM THƠ)

 - Ảnh 9.

Khi thành phố còn chưa dứt cơn ngái ngủ, nơi đó, Tượng đài Lý Thái Tổ rộn ràng điệu nhạc, từng bước chân dập dìu đón Xuân. (Ảnh: HANG ROSS)

 - Ảnh 10.

Cung Thiếu nhi Hà Nội, nơi gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ thanh thiếu niên từ những thập niên 70, nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ Hà Nội ngoài những giờ đến trường. (Ảnh: NGUYỄN THU HẰNG)

 - Ảnh 11.

Những chiếc xe đạp rong cũ kỹ chở đầy hoa tươi đã trở thành một phần thân thương của Hà Nội, một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đong đầy sự tươi vui và yên bình. (Ảnh: VŨ HÀ)

 - Ảnh 12.

Tập thể dục, một hình ảnh thường thấy vào các buổi chiều, trên những khu phố ở Hà Nội. (Ảnh: NGUYỄN LINH GIANG)

 - Ảnh 13.

Vẻ đẹp lãng mạn trên phố Kim Mã, một con đường mang tính huyền thoại với giới trẻ Hà Nội. (Ảnh: NGUYỄN LINH GIANG)

 - Ảnh 14.

Góc phố không chỉ là cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, mà còn là nơi sinh hoạt, buôn bán của người Hà Nội. (Ảnh: LƯU THÙY LINH)

 - Ảnh 15.

Bao năm qua, khung cảnh ở ngã tư Châu Long - Nguyễn Trường Tộ đã thay đổi khá nhiều. Không còn cảnh họp chợ ồn ã, huyên náo dọc theo vỉa hè con phố, kéo dài đến ngã ba Quán Thánh. Nhưng mỗi khi có dịp đi qua nơi này, bạn vẫn dễ dàng cảm nhận được hương vị thơm thoảng thân thuộc của gạo, của đậu, đỗ cùng với âm thanh rì rì của vài chiếc máy xay bột đang làm việc cần mẫn theo ngày tháng, những âm thanh và mùi vị gợi nhớ đến Hà Nội thuở bao cấp, khi cái gì cũng thiếu thốn. (Ảnh: ĐỨC DŨNG)

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.