Hà Nội: Giảm tốc độ có 'cứu' được đường Vành đai 3 khỏi ùn tắc?

Theo các chuyên gia, đề xuất giảm tốc độ trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao từ 80km/h xuống còn 60km/h thiếu cơ sở khoa học và thực tế.
Hà Nội: Giảm tốc độ có 'cứu' được đường Vành đai 3 khỏi ùn tắc? - Ảnh 1.

Đường Vành đai 3 ùn tắc trong giờ cao điểm (Chụp chiều 4/6)

Căn cứ vào kết quả đếm phương tiện và kết luận đường Vành đai 3 trên cao đang “cõng” lượng xe gấp hơn 2,5 lần cho phép, gây ra nguy cơ tai nạn, ùn tắc, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) đề xuất giảm tốc độ trên tuyến này từ 80km/h xuống còn 60km/h. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đề xuất này thiếu cơ sở khoa học và thực tế.

Đếm xe bằng camera cho kết quả chính xác đến 98%

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Ban Duy tu, Sở GTVT Hà Nội) vừa báo cáo kết quả đếm lưu lượng phương tiện trên đường Vành đai 3 trên cao, đoạn từ cầu Dậu đến cầu Mai Dịch và ngược lại.

Từ ngày 14/5 đến 21/5, Ban Duy tu đã tổ chức đếm xe 24/24h, thực hiện ở 4 vị trí và theo 2 phương pháp, bằng ống hơi và qua camera. Trong đó, phương pháp đếm xe dùng camera cho kết quả trung bình ở mỗi trạm gần 5.000 xe/giờ và được khẳng định chính xác đến 98%.

Từ kết quả đếm xe nêu trên, Ban này đánh giá lưu lượng xe trên tuyến đường Vành đai 3 gấp khoảng 2,5 lần lưu lượng tiêu chuẩn. Do vậy, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra khi có các sự cố hoặc khi có sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông vào các dịp lễ, Tết.

Căn cứ số liệu đếm xe, vận tốc thực tế, tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông kiến nghị Sở GTVT Hà Nội đề xuất đơn vị liên quan điều chỉnh giảm tốc độ khai thác trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn từ nút giao Pháp Vân đến cầu vượt Mai Dịch và ngược lại từ 80km/h xuống 60km/h.

Đề xuất giảm tốc độ có thuyết phục?

Liên quan đến đề xuất giảm tốc độ đường Vành đai 3 trên cao, TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học thuật cầu đường Việt Nam cho rằng, việc giảm tốc độ lưu thông chỉ áp dụng với các tuyến đường đang xuống cấp, xuất hiện hằn lún, hư hỏng.

Còn giải pháp giảm tốc độ để chống ùn tắc thì thật khó hiểu, bởi theo logic, tốc độ cao thì thoát nhanh, đỡ tắc, tốc độ càng thấp càng dễ dẫn đến tắc.

"Không thể đếm xe rồi kết luận, rõ ràng Hà Nội cần lập đề án khai thác có hiệu quả đường Vành đai 3 trên cao, trong đó nghiên cứu, tính toán xem đoạn cũ Mai Dịch - Pháp Vân cần chỉnh sửa bất cập gì; đoạn mới Mai Dịch - Nam Thăng Long cần rút kinh nghiệm thế nào để tránh việc sau đưa vào khai thác lại sớm mãn tải."

TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học thuật cầu đường Việt Nam

Theo ông Long, đường Vành đai 3 trên cao đưa vào sử dụng từ năm 2012 và khai thác theo tiêu chuẩn cao tốc.

Từ đó đến nay, tuyến đường này giữ vai trò huyết mạch đặc biệt quan trọng trong hệ thống giao thông của Thủ đô và các khu vực phụ cận, kết nối các đầu mối đường bộ như: QL1, 5, 18, cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Do đó, việc điều chỉnh tốc độ cần được cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi, đánh giá chặt chẽ, để kịp thời đưa ra các đề xuất phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

“Nếu muốn giảm ùn tắc trên đường Vành đai 3 trên cao thì toàn tuyến cần lắp đặt camera giám sát, xử phạt bởi theo tôi được biết, nhiều phương tiện lưu thông trên tuyến đường này khá tùy tiện, không theo làn.

Ngoài ra, các lối lên chính là nút thắt cổ chai cần có lực lượng CSGT phân luồng, hướng dẫn. Còn về lâu dài cần xây dựng Vành đai 4, 5 để tránh ùn tắc”, TS. Long cho hay.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Giảng viên trường Đại học GTVT cũng cho rằng, trước đây đường Vành đai 3 có tốc độ tối đa là 90km/h, tốc độ tối thiểu 60km/h. Sau đó, Hà Nội đã bỏ tốc độ tối thiểu, giảm tốc độ tối đa để chung tốc độ hiện tại là 80km/h.

Nhưng việc giảm tốc độ cũng không có khả năng giảm ùn tắc và nếu tiếp tục giảm xuống 60km/h thì quá lãng phí cho tuyến đường cao tốc của Hà Nội.

“Đường cao tốc là tuyến đường có cấp hạng thuật cao nhất, điều kiện về yếu tố hình học tối ưu nhất, xe chạy trên đường không phải hạn chế tốc độ so với tốc độ thiết kế. Do đó, việc điều chỉnh tốc độ phải đặc biệt quan tâm về các biện pháp cảnh báo, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông.

Ở những đoạn chịu ảnh hưởng của thời tiết, mặt đường hư hỏng hoặc sự cố tai nạn thì lực lượng chức năng phải cắm biển báo di động tạm thời hoặc bố trí cảnh báo để lái xe giảm tốc độ.

Những quy định như vậy vừa nâng cao trách nhiệm người quản đường, vừa hình thành nên thói quen, ý thức của người tham gia giao thông”, TS. Thủy phân tích và cho rằng, Hà Nội cần xem xét, xử bất cập trong tổ chức giao thông, phân làn trên tuyến đường này để tổ chức lại cho hợp .

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.