Bến xe Yên Sở đang được xây dựng ở Vành đai 3. (Ảnh: Di Linh). |
Liên quan đến việc xây dựng bến xe Yên Sở (Hà Nội), dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí, nhiều người dân ở chung cư cạnh dự án này còn căng băng rôn phản đối.
Đáng chú ý là Sở GTVT còn khẳng định: "Công tác triển khai xây dựng Bến xe khách Yên Sở trong giai đoạn hiện này là hoàn toàn phù hợp với tiến độ định hướng trong đồ án quy hoạch GTVT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt".
Được biết, đối với đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe... của Hà Nội, Bộ GTVT cho rằng TP cần cập nhật số liệu mới để đánh giá sát thực tế; cần đánh giá, dự báo lưu lượng hành khách khi phân tích cụ thể từng vị trí quy hoạch bến.
Đáng chú ý là đối với các bến xe khách liên tỉnh, quan điểm của Bộ GTVT là không nên đưa toàn bộ ra Vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiệp cận trung tâm.
"Song song với quy hoạch các bến xe liên tỉnh ở Vành đai 4 cần quy hoạch giữ ổn định các bến xe liên tỉnh hiện có nằm từ Vành đai 3 trở ra như Mỹ Đình, Nước Ngầm... và đồng thời nâng cấp, hiện đại hóa các bên này", Bộ GTVT nêu quan điểm.
Ngoài ra, Bộ này cũng cho rằng không nên xây dựng mới các bến xe liên tính có tính chất sử dụng không lâu dài, tránh lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng quỹ đất...
Bộ GTVT cũng đề nghị Hà Nội nghiên cứu các góp ý của người dân, tổ chức hội thảo mời chuyên gia, doanh nghiệp để lấy ý kiến về quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng bến xe.
Bộ GTVT cho rằng xây dựng bến xe Yên Sở sẽ lãng phí. (Ảnh: Di Linh). |
Được biết, tại đồ án Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Sở GTVT và Viện QHXD Hà Nội lập thì bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn (với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm).
Theo Sở GTVT Hà Nội, trong giai đoạn trước mắt, sau khi đầu tư xong bến xe khách Yên Sở và bến xe khách Cổ Bi sẽ tổ chức nghiên cứu điều chuyển các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại bến xe Giáp Bát về 2 bến xe này nhằm giảm tải áp lực giao thông cho tuyến Quốc Lộ 1A hiện nay.
"Bến xe Giáp Bát sẽ chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe", Sở GTVT Hà Nội thông tin.
Bến xe Yên Sở bị người dân phản đối. (Ảnh: Di Linh) |
Theo Quyết định đầu tư Bến xe Yên Sở của UBND TP Hà Nội, bến xe này có tổng mức đầu tư 118 tỉ đồng.
Trong đó, vốn của nhà đầu tư chỉ có 30 tỉ đồng (chiếm 25,4% tổng vốn), vốn đi vay và huy động khác là 88 tỉ đồng (chiếm tới 74,6% tổng vốn); thời gian hoạt động là 50 năm.
Về việc cấp phép bến xe Yên Sở, nhiều chuyên gia cho rằng bất hợp lý vì bến này nằm trong nội đô, trái với chủ trương di chuyển bến xe ra đường vành đại 4.
Thêm nữa, việc xây dựng bến xe Yên Sở với diện tích nhỏ, khó đáp ứng nhu cầu giảm tải cho bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm...
Ngoài ra, gần đây, nhiều người dân ở chung tư Hateco đã treo băng rôn phản đối dự án bến xe này vì lo ùn tắc và TNGT.
'Phố dắt bộ' ở Hà Nội: 'Tại anh, tại ả', tại cả BRT?
Hàng trăm người dân dắt bộ xe máy mỗi ngày ở vỉa hè đường Tố Hữu (Hà Nội) để tránh ùn tắc và CSGT xử ... |
Công an xã lập chốt trực gác an ninh và bảo vệ cây sưa hàng chục tỉ đồng
Công an xã Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) lập chốt bảo vệ ở Đình Quán Giá để trực gác, đảm bảo an ninh địa ... |
Hà Nội tốn cả tỉ đô mỗi năm vì ùn tắc giao thông?
Theo Giám đốc Trung tâm giao thông đô thị và nông thôn (Viện Chiến lược và phát triển GTVT), Hà Nội tốn tỉ đô mỗi ... |