Hà Nội sẽ hạn chế xe cá nhân và làm những việc này để xóa ô nhiễm không khí

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói về tình trạng ô nhiễm không khí thời gian qua và các giải pháp mà thành phố đã, đang và sẽ thực hiện.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo Chính phủ  thường kì tháng 9 diễn ra chiều nay (2/10), ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đây là một trong những thời điểm biến đổi khí hậu, đặc biệt là vào giai đoạn chuyển mùa. Nhiều năm nay, vào giai đoạn chuyển mùa thì Hà Nội đều gặp hiện tượng này.

Theo ông Hùng, Hà Nội hiện có 11 trạm quan trắc không khí. Các trạm này căn cứ theo các tiểu chuẩn Việt Nam và đo tất cả các chỉ số về không khí. Kết quả đo những ngày qua cho thấy, chỉ số nồng độ bụi mịn PM 2.5 vẫn lớn, trong khi các chỉ số không khí khác đều đảm bảo tiêu chuẩn.

IMG_2933

Cảnh không khí mờ mờ ở Đại lộ Thăng Long chiều 2/10. (Ảnh: Thuỷ Long)

 "Theo cơ quan khí tượng thuỷ văn thì mấy ngày vừa qua thời tiết không có gió, không có mưa, tạo lớp sương mù. Vì vậy, việc khuếch tán bụi mịn bị ảnh hưởng rất lớn," ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Thế Hùng cho rằng, hiện nay có rất nhiều trạm quan trắc, TP Hà Nội có, Đại sứ quán Mỹ có, một số tổ chức khác cũng có… "Vấn đề đây là phương pháp đo, xác định như thế nào để cho đồng chuẩn. Tôi đề nghị rằng chúng ta phải lấy các số liệu được qui chuẩn Việt Nam cho phép quan trắc để thông tin," ông Hùng đề nhị.

Về giải pháp khắc phục ô nhiễm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chúng ta phải xác định rõ được nguyên nhân các nguồn phát thải làm ô nhiễm.

Theo ông Hùng, Hà Nội xác định ô nhiễm môi trường không khí có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. 

Trong đó có khí thải từ ô tô, xe máy; hiện tượng đun bếp than tổ ong, bếp củi; việc phá dỡ công trình xây dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng; mùi thoát ra từ hệ thống thoát nước, các khu chăn nuôi; đặc biệt là việc một người dân ở ngoại thành đốt rơm rạ.

"Vấn đề rác thải, bụi chất thải, khói bụi ở các cơ sở sản xuất và tác động của khí hậu, thời tiết là những nguyên nhân chính mà chúng ta tạo ra ảnh hưởng đến chất lượng không khí,"  Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

Ông Nguyễn Thế Hùng khẳng định, những năm gần đây Hà Nội đang tập trung các biện pháp để quản lí, cải thiện môi trường không khí. 

Trong đó, Hà Nội đã và sẽ lắp đặt thêm các trạm quan trắc, đến năm 2020 sẽ hoàn thành 25 trạm theo tiêu chuẩn. Đồng thời, hiện Hà Nội đang tiếp nhận các trạm quan trắc của các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư đặt tại một số vị trí khác. Các trạm này đều đo theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội cũng khẳng định thành phố sẽ tập trung xử lí, đảm bảo các nguồn xả thải không ảnh hưởng đến môi trường không khí.  

"Trong đó có vấn đề thu gom rác; vấn đề xử lí ao, sông, hồ; vấn đề liên quan đến xây dựng các nhà máy xử lí nước thải, các nhà máy đốt rác phát điện; vấn đề che chắn công trình thi công; kiểm soát các phương tiện, đặc biệt là việc xử lí các phương tiện không đảm bảo, xả thải ra môi trường; giảm phương tiện cá nhân, tăng phương tiện công cộng," ông Hùng nói.

Lãnh đạo TP Hà Nội cho biết thêm, thành phố cũng sẽ trồng thêm cây xanh để cải thiện chất lượng không khí. Hà Nội cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền. Hiện nay, thành phố đang phát động chiến dịch "cánh đồng không đốt rơm rạ" để vận động người dân không đốt rơm rạ khi thu hoạch mùa màng.

Vị đại diện UBND TP Hà Nội cũng khẳng định sẽ đặc biệt chú ý hướng dẫn nhân dân khi không khí có vấn đề để nhân dân phòng tránh, đảm bảo sức khoẻ; đặc biệt là đối với người già, người bệnh, trẻ em.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.