Hà Nội: Tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh với người không có BHYT

Từ 1/5, các cơ sở khám chữa bệnh công lập thuộc TP Hà Nội sẽ điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế đối với người không có thẻ BHYT.

Nội dung này nằm trong Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc TP Hà Nội đã được HĐND TP Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 8 khóa XV.

Nghị quyết của HĐND thành phố có hiệu lực từ ngày 1/5/2019. Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 của HĐND TP Hà Nội hết hiệu lực.

Hà Nội: Tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh với người không có BHYT - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo Nghị quyết, đối tượng áp dụng là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc TP Hà Nội gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa TP, trung tâm chuyên khoa, bệnh viên đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã/phường/thị trấn; người bệnh chưa tham gia BHYT; người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Tại tờ trình của UBND TP, lý giải về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2018/NĐ-CP về điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1.390.000 đồng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 nên phải xem xét điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho phù hợp.

Bên cạnh đó, ngày 30/11/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 37/2018/TT-BYT kèm theo mức tối đa của khoảng 1.937 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Vì vậy, HĐND TP ban hành Nghị quyết trên là đúng thẩm quyền để triển khai thực hiện. Theo quy định của Luật Khám, chữa bệnh; Luật Giá; Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018, HĐND cấp tỉnh quyết định mức giá cụ thể dục vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vị thanh toán của Quỹ BHYT tại các sơ sở y tế của Nhà nước thuộc địa phương quản lý.

Việc ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bằng mức giá quy định mức tối đa khung giá tại Thông tư 37/2018/TT-BYT của Bộ Y tế là phù hợp với quy định của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế.

Hiện nay, Hà Nội có 86,7% dân số trên địa bàn đã tham gia BHYT (gồm các đối tượng người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, chính sách xã hội… đều đã tham gia BHYT), số chưa tham gia là 13,3% thuộc các đối tượng có mức sống ổn định và thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện.

Việc thực hiện mức tối đa khung giá dịch vụ tế tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT, việc điều chỉnh giá sẽ tác động đến ý thức tham gia HBYT của người dân, người dân sẽ thấy lợi ích của BHYT để tham gia và càng rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tham gia BHYT, đảm bảo chủ trương tiến tới BHYT toàn dân, làm Quỹ BHYT bền vững hơn.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ người chưa tham gia BHYT không cao (13,3%), việc tăng giá dịch vụ y tế có thể được kiểm soát an toàn, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của TP cũng như không tạo sự biến động quá lớn về thị trường và giá cả trên địa bàn.

Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Nguyên tắc xác định giá dịch vụ y tế

Nguyên tắc xác định giá dịch vụ y tế bằng giá dịch vụ KCB quy định tại Phụ lục số 1, 2, 3, 4 của Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30-11-2018 của Bộ Y tế. Các viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến TP có chức năng KCB; trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và KCB đã được xếp hạng áp dụng mức giá của BV hạng tương đương.

Các cơ sở KCB chưa được phân hạng áp dụng mức giá của BV hạng 4. Đối với phòng khám đa khoa khu vực: Trường hợp được cấp giấy phép hoạt động BV hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế thì áp dụng mức giá của BV hạng 4.

Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, KCB ngoại trú thì áp dụng mức giá của BV hạng 4. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu thì áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của BV hạng 4. Số ngày được thanh toán tối đa 3 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.

Xem thêm: Tin tức môi trường và đô thị 24h qua

Với trạm y tế xã, phường, thị trấn: Mức giá khám bệnh áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Mức giá các dịch vụ kỹ thuật bằng 70% mức giá của các dịch vụ tại Phụ lục 3. Đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của BV hạng 4.

Danh mục, giá các dịch vụ khám chữa bệnh gồm: Danh mục, giá 10 dịch vụ KCB; Danh mục, giá 6 dịch vụ ngày giường; Danh mục, giá 1.937 các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng BV; Bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật y tế.

chọn
[Photostory] Dự án có lượng booking khủng nhất Hà Nội trong quý I/2024
Ngày 1/3 vừa qua, CapitaLand đã chính thức khởi công dự án căn hộ cao cấp Lumi Hà Nội tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Theo CBRE, trong quý I, Lumi Hà Nội đã đạt được 4.500 booking, vượt hơn số lượng dự kiến chào bán ban đầu, giá bán dự kiến từ 66 triệu đồng/m2.