Hà Nội: Tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế từ ngày 1/5

Từ 1/5/2019, Hà Nội sẽ điều chỉnh tăng giá 2.000 dịch vụ y tế đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập thuộc thành phố, trong đó nhiều dịch vụ tăng từ 50.000 đồng - 200.000 đồng.

Việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế với người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở Hà Nội chính thức có hiệu lực từ 1/5.

Được biết danh mục giá các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc quỹ BHYT chi trả gồm: 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 giá các dịch vụ kĩ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.

Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kĩ thuật y tế.

Hà Nội: Tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế từ ngày 1/5 - Ảnh 1.

Gần 2.000 dịch vụ y tế bệnh viện tại Hà Nội tăng giá, người dân có thẻ BHYT được hưởng lợi nhiều khi đi khám chữa bệnh. (Ảnh: Báo Dân trí)

Trong số gần 2.000 dịch vụ được điều chỉnh, chỉ có một số ít giảm, còn lại phần lớn là tăng, do cơ sở tính giá điều chỉn theo mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng tăng lên 1.390.000 đồng.

Cụ thể, giá giường nằm điều trị hồi sức tích cực tại các bệnh viện hạng 1 của TP Hà Nội như Bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang, Phụ sản Hà Nội... tăng từ 632.000 đồng lên 678.000 đồng. Giá ngày giường hồi sức cấp cứu từ 336.000 đồng tăng lên 411.000 đồng.

Điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng tần số radio tăng từ 2,795 triệu đồng lên 2,965 triệu đồng.

Điều trị bệnh da bằng kĩ thuật li trích huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tăng từ 4,2 triệu đồng lên 4,307 triệu đồng

Điều trị ung thư vú bằng hạt phóng xạ I-125 tăng từ 15,09 triệu lên 15,271 triệu đồng...

Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội có 86,7% dân số đã tham gia BHYT, chỉ có 13,3% người dân chưa tham gia, đây là đối tượng có mức sống ổn định, thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện.

Do vậy, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này chỉ tác động đến đối tượng chưa tham gia BHYT. Về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, vì các đối tượng này đã được nhà nước mua, hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT và được BHYT thanh toán phần lớn chi phí khi khám chữa bệnh.

Xem thêm: Từ 1/8, bệnh viện công ở Hà Nội sẽ tăng giá dịch vụ y tế

Từ 1/5 tới, giá dịch vụ y tế áp dụng đối với trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT sẽ được áp dụng mức giá tối đa theo Thông tư 37/2018/TT-BYT của Bộ Y tế. Mức giá này cơ bản chỉ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở vào giá, từ 1.150.000đ lên 1.390.000đ.

Việc tăng giá cũng sẽ khuyến khích người dân thành phố mua thẻ BHYT, vì nhiều dịch vụ kĩ thuật đắt tiền như chụp PET/CT mô phỏng xạ trị có giá gần 20,5 triệu đồng, với người có thẻ BHYT sẽ được quỹ thanh toán tối đa 80%, chỉ còn cùng chi trả 4 triệu đồng. Tuy nhiên nếu không có thẻ BHYT, người dân sẽ phải trả toàn bộ 20,5 triệu đồng.

Bệnh nhân vào điều trị trước ngày 1/5/2019 và ra viện sau ngày 1/5/2019 tiếp tục được áp dụng mức giá hiện hành trước thời điểm thực hiện mức giá mới.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.