Hà Nội: Tiếc nuối tuyến phố kiểu mẫu ba năm sau ngày khoác 'đồng phục biển hiệu'

Theo ghi nhận, hiện chỉ còn chưa đầy 60 hộ kinh doanh trên phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) còn giữ 'đồng phục biển hiệu'. Đa số chủ tiệm đã thay đổi biển quảng cáo khiến diện mạo của 'con phố kiểu mẫu' thay đổi chóng mặt.

Chỉ còn 58 tấm 'biển hiệu đồng phục' xuất hiện trên con phố kiểu mẫu

Tháng 5/2016, phố Lê Trọng Tấn dài khoảng 1,5km kéo dài từ nút giao Tôn Thất Tùng đến sông Lừ (nay là phố Trịnh Đình Cửu) được chính thức thông xe. Tuyến phố này được kì vọng sẽ là tuyến phố kiểu mẫu của Thủ đô với việc áp dụng 'đồng phục biển hiệu' ở tất cả các hộ kinh doanh tại đây. 

Trước đó, UBND quận Thanh Xuân và Sở Quy hoạch kiến trúc TP Hà Nội đã cùng tính toán và đưa ra quy chuẩn thống nhất về màu sắc, kích cỡ biển, bảng quảng cáo lắp ở mặt tiền các ngôi nhà mặt phố. Tông màu chủ đạo của các tấm biển quảng cáo ở đây chỉ là hai màu đỏ và xanh lam. 

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại trên toàn tuyến phố Lê Trọng Tấn hiện chỉ còn 58 hộ kinh doanh còn lắp 'biển quảng cáo đồng phục'. Các cửa hiệu còn lại trên mặt phố này đã chủ động thay đổi màu sắc, kích thước biển quảng cáo theo từng phong cách riêng phù hợp với hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh. 

img0088-15620586652751645832654

Sau 3 năm, tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn không còn duy trì được hệ thống biển hiệu đồng kích cỡ.

Chia sẻ về điều này, chị Hoa - một chủ hộ kinh doanh thời trang trên phố này cho biết: "Thành phố có chủ trương lắp biển hiệu đồng phục nhằm tạo diện mạo mới cho con phố là cần thiết. Nhưng sau khi chúng tôi lắp biển quảng cáo theo kiểu 'trăm cái như một' thì khách hàng tới nơi cứ ngơ ngác tìm vì không nhìn rõ. 

Tới đầu năm 2017, tôi đã chủ động thay biển quảng cáo với tông màu khác biệt nhưng vẫn giữ nguyên kích thước như qui định thì khách hàng mới quen trở lại, nếu không thì ảnh hưởng tới doanh số lắm". 

Tương tự, anh Hùng, một chủ cửa hàng ăn uống trên phố Lê Trọng Tấn cũng cho hay, anh này cũng phải tự thay đổi biển quảng cáo cho cửa tiệm của mình để khách hàng dễ nhận diện. 

"Thời gian đầu ai cũng kì vọng phố kiểu mẫu sẽ đẹp hơn khi nhà nhà lắp biển đồng phục. Nhưng sau đó chính khách hàng cũng cho rằng lắp thế nhà nào cũng giống nhà nào nên đôi khi đi nhầm địa chỉ. Tôi đã phải cho lắp song song cả biển quảng cáo đồng phục lẫn biển hiệu riêng để khách hàng có thể nhìn được từ xa", anh Hùng nói. 

Trao đổi với chúng tôi, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội hoan nghênh chủ trương làm một tuyến phố kiểu mẫu như Lê Trọng Tấn. Điều này là cần thiết vì mỗi tuyến phố đều có đặc thù riêng.

Ông Nghiêm nhấn mạnh, trong các chức năng tạo thành một tuyến phố kiểu mẫu, ngoài chức năng, địa hình không gian kiến trúc ra thì còn vấn đề quảng cáo và các tiện ích đô thị. Cây xanh, quảng cáo, kiến trúc... góp phần quan trọng để hình thành diện mạo đô thị văn minh kiểu mẫu.

Việc quản lý quảng cáo là chủ trương hoàn toàn đúng. Nhưng quản bằng cách nào, quản bằng cách ra những mẫu điển hình hay chỉ nêu ra những khung thì là yếu tố cần bàn.

"Từ câu chuyện về tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, phải chăng cần có nghiên cứu thận trọng hơn. Thành phố nên xem xét những định hướng quy định trong Luật Quảng cáo. Trong đó chỉ đưa ra những cái khung cơ bản, những điều cấm thôi. Quảng cáo là một nghệ thuật, văn hóa và tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng cơ sở kinh doanh", TS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông cũng lấy ví dụ, biển quảng cáo không được vượt quá 1/4 chiều cao của công trình và không vượt quá 20m2. Về màu sơn, hạn chế những tông màu tạo cảm giác nóng. Sử dụng ngôn ngữ trên biển quảng cáo thì dùng tiếng nước ngoài hay tiếng Việt, tiếng nào là chủ thể? Hình ảnh sử dụng trên biển quảng cáo ra sao đều được qui định trong Luật Quảng cáo.

"Có thể thấy rằng, 'biển hiệu đồng phục' trên phố Lê Trọng Tấn thời gian qua chưa phù hợp với đa số các loại hình kinh doanh tại đây và cũng khó quản lý. Bởi đây là ngành liên quan đến sáng tạo nghệ thuật của từng cửa hàng và sản phẩm, dịch vụ của người dân. Do đó, thành phố cần phải đưa ra khung hướng dẫn, nguyên tắc cụ thể về quảng cáo cho từng tuyến phố kèm theo chế tài kiểm tra, xử lý nếu ai vi phạm", TS Nghiêm cho biết thêm.Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại trên phố Lê Trọng Tấn trong ngày 2/7:

IMG_0143

Một cửa hàng thời trang ngay đầu ngõ 86 Lê Trọng Tấn lắp biển quảng cáo nhưng với hai phong cách khác nhau.

IMG_0138

Cửa hàng thời trang của thương hiệu May 10 lắp đặt thêm cả đèn LED phía dưới tấm 'biển đồng phục' để gây sự chú ý.

IMG_0008

IMG_0011

Bên cạnh những tấm 'biển hiệu đồng phục' là các biển quảng cáo theo phong cách riêng của từng cửa tiệm.

IMG_0044

IMG_0041

IMG_0123

IMG_0061

IMG_0066

Sau 3 năm "khoác đồng phục biển hiệu", giờ mỗi cửa hàng một phong cách treo biển quảng cáo.

IMG_0068

Những tấm 'biển hiệu đồng phục' xen lẫn những tấm biển quảng cáo tự do khiến cho diện mạo con phố Lê Trọng Tấn có nhiều sự thay đổi so với thời điểm mới thông xe.

IMG_0079

Một dãy cửa tiệm đã hoàn toàn trút bỏ 'đồng phục biển hiệu' để thay biển hiệu mới bắt mắt hơn, gây ấn tượng với khách hàng hơn.

IMG_0119

Không hiếm để gặp cảnh tấm 'biển hiệu đồng phục' bị bong mất chữ như ở số 238 Lê Trọng Tấn.


chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.