Cúng gia tiên vào dịp rằm tháng 7 là một nghi lễ được rất nhiều coi trọng, theo quan niệm dân gian đây là ngày xa tội vong nhân, những người đã khuất sẽ có dịp về thăm con cháu. Vì vậy, đây là dịp rất ý nghĩa, tạo cơ hội giúp con cháu tưởng nhớ, báo hiếu với Tổ tiên, ông bà.
Hằng năm, nhà nhà đều tổ chức lễ cúng theo phong tục của địa phương và gia đình mình. Tuy nhiên không ít người không biết cúng gia tiên như thế nào là đúng cách và bài cúng rằm tháng 7 thế nào là chuẩn?
Hàng năm cứ vào tháng 7 Âm lịch là người Việt lại tổ chức lễ cúng gia tiên. Lễ này trùng với Vu Lan báo hiếu của Phật giáo. Theo giáo lý của Phật thì cúng rằm tháng 7 còn gọi là cúng Tết Trung Nguyên, cúng lễ Vu Lan có thể làm tại chùa, đình và cũng có thể cúng tại nhà cũng được. Cúng tại nhà có:
- Cúng Phật
- Cúng thần linh, cúng gia tiên
- Cúng thí thực cô hồn
- Cúng phóng sinh
Nhiều chuyên gia cho rằng, nghi thức lễ Vu Lan không nên tiếp cận theo góc độ thuần túy tín ngưỡng tôn giáo mà nên mang ý nghĩa thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của tình thương yêu. Đó cũng là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Vu Lan, nét đẹp nhân văn trong ứng xử của những người con hiếu thảo.
Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì trong ngày rằm tháng 7, người ta thường chuẩn bị đồ cúng "trên chay dưới mặn", tức là trên là hoa quả, dưới là cỗ mặn kèm theo tiền vàng, những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép, nồi cơm điện, máy giặt...
Các món ăn được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình hoặc có thể nấu những món ăn mà khi xưa ông bà tổ tiên yêu thích.
Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị: Gà xôi, ngũ quả, giò, canh, rượu, trầu cau, bia thuốc lá. Nếu muốn cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ chay. Chỉ cần thành tâm thì mâm chay hay mâm cúng mặn đều được, nhưng tốt hơn hết nên tự tay làm chứ không nên đặt mua.
Ngoài ra cần một chút tiền vàng, đôi bộ quần áo, vàng mã. Đúng và đủ là được, không cần quá cầu kì bày vẽ xa hoa, cũng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy.
Theo Tập văn cúng gia tiên của NXB Hồng Đức, mọi người có thể sử dụng một trong hai bài cúng rằm tháng 7 sau đây để lễ tổ tiên trong ngày Vu Lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch):
(Ảnh minh hoạ) |
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Kính lạy chư vị Tổ tiên
Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm .... (Âm lịch)
Tín chủ con là.... cùng toàn gia quyến.
Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.
Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.
Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.
Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.
Đồng lai giám cách.
Kính cẩn dâng lời.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Kính lạy Tổ tiên nội, ngoại và chư vị hương linh!
Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm...
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên
Nhớ đến công ơn tổ tiên như trời biển:
Ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con
gây dựng cơ nghiệp, xây đắp đức nhân,
Để đến nay chúng con được hưởng ân đức.
Nghĩ đến đức cù lao khôn báo,
Cảm công trời biển khó đền.
Chúng con kính sửa lễ vật, bày trước linh toạ.
Thành tâm kính mời:
- Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ,
- Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội
Cùng tất cả các hương linh nội, ngoại.
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng,
Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật,
Phù hộ độ trì cho con cháu khoẻ mạnh, bình an,
Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Mâm cúng tổ tiên, thần linh tại gia trong dịp này thường là cỗ mặn và hương hoa, vàng mã, trầu cau, đèn, nến...
Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc. Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái”. Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là:
Tình vật, tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch, tuyệt đối không cúng tiền giả, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, không cúng những thực phẩm tanh hôi,... Ngoài ra có một số nơi còn không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh vì họ cho rằng người mất không hưởng trực tiếp đồ cúng phạn thực nên chỉ dùng đồ hỷ thực hoặc hiếu thức mà thôi.
Cúng cần có sự nôi dưỡng, hoặc phóng sinh thể hiện lòng từ bi hay công đức của gia chủ và tiêu trừ được những nghiệp chướng trong quá khứ. Đây là cách giúp cho người thân tránh được những họa nạn không mong muốn về những nghiệp chướng này.
Không giải hạn bằng bùa ngải, bởi không thể dùng người khác thay thế mình, chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách. Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân - quả.
Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân và có thể là cả xã hội.
Sự tích lễ Vu Lan và thực hư tích tháng Cô hồn Lễ Vu Lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết ... |
Thời sự 00:21 | 25/08/2018
Lối sống 23:45 | 22/08/2018
Kinh doanh 08:46 | 17/08/2018
Lối sống 02:57 | 07/08/2018
Cổ học 00:00 | 04/08/2018
Cổ học 17:00 | 30/07/2018
Cổ học 00:00 | 29/07/2018
Lối sống 08:30 | 17/07/2018