Cô dâu, chú rể có nên cưới ở tháng cô hồn?

Dân gian xưa kiêng kị, không nên cưới tháng 7 Âm lịch do quan niệm tháng Ngâu là tháng chia ly, mất mát, không hạnh phúc. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, các bạn trẻ tổ chức cưới, không quan trọng vào tháng nào. Báo Gia đình & Xã hội xin giới thiệu bài viết của Nhà nghiên cứu phong thủy Phạm Quang Tuyến chia sẻ về vấn đề này để bạn đọc tham khảo.
co dau chu re co nen cuoi o thang co hon
Một đám cưới khác cũng trong trận lụt năm 2008 ở Hà Nội, cô dâu chú rể di chuyển bằng thuyền giữa phố ngập nước. Ảnh: Internet

Có nên tổ chức cưới tháng cô hồn không?

Anh Nguyễn Văn Bắc (ở Bắc Ninh) xin phép bố mẹ cho cưới vợ. Bố mẹ anh hỏi: “Có lùi lại được 1-2 tháng để chuẩn bị chu đáo không? Anh bảo không thể lùi… vì “bác sĩ bảo cưới”. Bố mẹ anh trách anh là chuyện đại sự cả đời, sao không đòi cưới sớm hơn 2-3 tháng, hay muộn hơn 1 tháng để qua “tháng Ngâu” cho yên tâm. Vốn tháng 7 Âm lịch xưa nay được coi là tháng xui xẻo nhất trong năm về mọi mặt, các cụ kiêng tổ chức cưới, hỏi tháng cô hồn để tránh cho tân lang, tân nương chuyện không may mắn. Ông bà khuyên anh, giờ nhiều nhà cưới “cả trâu lẫn nghé” con nên bàn với vợ sắp cưới “chờ” thêm 1 tháng, đừng lo lắng, âu sầu mà ảnh hưởng tới cháu của ông bà.

Tuy không vui, nhưng anh Bắc cũng nhận ra cả tháng nay liên tiếp mưa gió, lũ lụt khắp nơi. Nhiều vùng quê thì bị cô lập cục bộ, thành phố thì đường sá ngập nước, giao thông hỗn loạn. Đã có những clip quay cảnh cả đoàn nhà trai ở Hải Phòng trùm áo mưa, lễ mễ bê tráp hỏi vượt lũ vào nhà gái. Ở Thanh Sơn (Phú Thọ) lũ đổ về bất ngờ và khốc liệt, ai cũng “bỏ của chạy lấy người”. Rạp cưới thì bị lũ san bằng, cả trăm mâm cỗ chưa kịp ăn ngập trong bùn đất. Lũ về trước lúc đón dâu vài giờ, cô lập bà con họ mạc, bạn bè đến ăn cưới vào nhà không được, ở trong ra cũng không xong. Thuê được những cái thuyền vượt lũ đón dâu thì chú rể quần áo nhàu nhĩ, không xe hoa, mặt mũi hốc hác vì lo lắng. Ở Đức Thọ (Hà Tĩnh), cô dâu, chú rể cùng quan viên hai họ lênh đênh trên thuyền bốn bề là nước, trên trời là mưa đón cô dâu vượt lũ về nhà chồng. Ai cũng an ủi là đám cưới độc đáo mùa lũ, nhưng người dự cưới thì lo hãi khi phải chông chênh vất vả đi thuyền trong mưa lũ.

Bạn Vũ Thị Hoài (ở Thái Bình) chia sẻ, khi người yêu đòi cưới, bạn cương quyết không đồng ý, với lý do yêu nhau mấy năm còn được, chậm lại 1 tháng để bố mẹ hai bên đỡ lo lắng cho con cái. Chú rể tương lai Phạm Văn Hải (ở Vĩnh Phúc) cũng cho biết, là người yêu anh cũng không muốn cưới tháng 7 Âm, vì các cụ kiêng, kẻo về sau gặp chuyện không may thì hối cũng không làm lại được.

Theo các cụ già, tháng 7 Âm lịch mưa gió bão lũ dầm dề cả tháng sẽ khó khăn, mệt mỏi cho việc cưới xin đại sự vì phải tiến hành trong nhiều ngày, đi lại nhiều. Vì vậy, người Việt không tổ chức đám cưới vào tháng 7 Âm lịch. Các cụ kiêng cưới xin dịp này để tránh cho đôi vợ chồng trẻ không bị chia lìa, xa cách như vợ chồng Ngâu mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần dịp này. Mặt khác, tháng 7 Âm lịch là dịp “xá tội vong nhân” các vong hồn tự do trở về dương thế. Nếu người ở cõi trần tiến hành cưới hỏi, dựng nhà… có thể bị “phá”, nên các cụ khuyên con cháu không nên cưới dịp này để tránh xui xẻo.

Cưới tháng 7 dịch vụ gì cũng rẻ

Dân gian xưa kiêng kị không nên cưới tháng 7 Âm lịch là do quan niệm "tháng Ngâu" là tháng chia ly, mất mát, không hạnh phúc. Xưa các cụ còn kiêng việc cưới hỏi vào tháng Giêng vì là tháng Tết mọi người cần đi lễ bái, hội hè. Kiêng “tháng ba ngày tám” và “tháng 8 ngày 3” là lúc giáp hạt, đói kém, kiêng cưới vào mùa hè vì nóng nực, kiêng cưới tháng chạp vì rét buốt, năm cùng tháng tận.

Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, chuyện cưới hỏi có nhiều dịch vụ, máy móc chuyên nghiệp hỗ trợ, nên cứ có điều kiện và thời gian phù hợp là các bạn trẻ tổ chức cưới, không quan trọng vào tháng nào: Mùa hè nóng nực thì có máy lạnh làm mát, tháng 3 ngày 8 hay tháng 8 ngày 3 không còn đói kém nữa nên vào vụ vẫn tổ chức cưới. Tháng Giêng, tháng 7 Âm cũng vẫn có đám cưới. Việc kiêng kị cưới xin vào các tháng không may mắn theo quan niệm xưa ít dần. Ngày nay, một số bạn trẻ đã tổ chức cưới vào tháng 7 Âm lịch, coi đó là cơ hội tổ chức tiệc cưới giá rẻ. Do ít đám cưới nên sẽ có nhiều lựa chọn đặt địa điểm, khách mời đến dự đông đủ, các dịch vụ cưới hỏi, nhà hàng… đều khuyến mại rất nhiều so với các tháng khác, có những chương trình khuyến mãi tới 40-50% so với cao điểm mùa cưới. Tính ra cùng địa điểm, số lượng thực khách nhưng nhờ khuyến mại, giảm giá nên cô dâu chú rể đã tiết kiệm được một nửa chi phí. Đặc biệt, cô dâu chú rể có thể chọn cho mình những bộ trang phục cưới đẹp đẽ mà bình thường khó chọn được.

Quan niệm kiêng chụp ảnh tháng 7 Âm lịch của các bạn trẻ cũng dần bị đẩy lùi. Bởi đi chụp ảnh cưới dịp này, các cặp đôi sẽ được hưởng các chương trình khuyến mãi của các studio, vừa tiết kiệm, vừa được săn đón, chiều chuộng và có nhiều điểm chụp đẹp.

Tổ chức cưới hỏi ngày nay có dịch vụ, công nghệ hiện đại hỗ trợ. Cô dâu, chú rể chỉ cần chọn thời gian phù hợp, thời tiết thuận lợi để chọn ngày cưới đẹp, không cứ phải vào mùa cưới, không còn cố định vào mùa nào, tháng nào, mà được tổ chức quanh năm. Nếu chẳng may sau này, hôn nhân không êm ấm, suôn sẻ thì chớ nên đổ lỗi vì cưới vào tháng xấu rồi tranh cãi, trách móc nhau. Các cặp vợ chồng trẻ nên nhớ, hạnh phúc gia đình dựa trên sự nỗ lực vun đắp của cả hai vợ chồng.

Nhà nghiên cứu phong thủy Phạm Quang Tuyến

XEM THÊM

co dau chu re co nen cuoi o thang co hon Tháng cô hồn vì sao không được kết hôn?

Bạn có biết vì sao chỉ duy nhất tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, người ta không tổ chức hôn ...

co dau chu re co nen cuoi o thang co hon Mâm cúng cô hồn gồm những gì và cúng như thế nào cho đúng?

Tháng 7 không chỉ dành để “báo hiếu” mà còn là khoảng thời gian mọi người nên thành tâm giúp đỡ những linh hồn đói ...

co dau chu re co nen cuoi o thang co hon 'Tháng Cô hồn càng hoan hỉ mọi việc càng thuận lợi', vì sao?

Theo chuyên gia phong thủy, thay vì lo sợ ma quỷ tháng Cô hồn, chúng ta nên hoan hỉ chào đón tháng 7.

co dau chu re co nen cuoi o thang co hon Tháng cô hồn: Giải mã "18 điều kiêng kỵ" gây xôn xao cộng đồng mạng

Gần đây dân mạng truyền tay nhau danh sách những điều kiêng kị trong tháng cô hồn để tránh xui xẻo trong cả tháng. Với ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.