Trung Thu Tuyên Quang (Ảnh: Báo tin tức). |
Theo Đại đức Thích Đức Tiến hiệu đính trên cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (Nhà xuất bản Hồng Đức) thì nguồn gốc của Tết này có từ rất xa xưa, đã được in trên mặt Trống đồng Ngọc Lũ.
Trên cuốn "101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên" của đại đức Thích Minh Nghiêm (Nhà xuất bản thời đại) thì Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Lúc này là chính thu, bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành.
Nguồn gốc của Tết này chứa đựng những vết tích của nghi lễ hội mùa. Nhưng đối với trẻ em Việt Nam thì đây là thời gian lễ hội đầy mong ước, thậm chí còn mong ước hơn cả đón Tết.
Đối với người Việt, đêm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.
Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng, còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy... Các trò như múa sư tử, hát đúm, hát trống quân... đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.
Sắm lễ cúng rằm Trung Thu
Mâm cỗ Trung Thu (Ảnh: Pháp luật dân sinh). |
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi,… và tất nhiên phảị có hương, hoa, đèn, nến. Nhân dịp Tết Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng… để tỏ lòng biết ơn quí trọng.
Văn khấn cổ truyền cho ngày Tết Trung Thu (Rằm tháng 8)
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần. - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. - Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là:........... Ngụ tại:………………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ.................., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
XEM THÊM
Bài cúng tất niên chiều 30 Tết theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'
Thông thường, lễ tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 Tết. Song có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc ... |
Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm ... |
Bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Theo phong tục của người Việt, lễ cúng Rằm tháng Giêng là một trong những nghi lễ quan trọng của năm. Do đó, bên cạnh ... |
Bài cúng vía Thần Tài theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'
Bài cúng Vía Thần Tài là điều không thể thiếu trong nghi lễ cúng ngày vía Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng. |
Cần biết 16:42 | 06/05/2022
Cần biết 16:51 | 05/05/2022
Cần biết 13:57 | 04/05/2022
Cần biết 16:11 | 29/04/2022
Cần biết 15:05 | 27/04/2022
Cần biết 15:43 | 26/04/2022
Cần biết 16:28 | 21/04/2022
Cần biết 14:47 | 20/04/2022