Nhiều hầm trú ẩn dưới lòng đất của Mỹ từng bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, gần một phần tư thập kỷ sau đó, trước các mối đe dọa ngày càng ra tăng từ Triều Tiên, Nga và Iran, chính phủ Mỹ đã bắt tay vào việc "phủi bụi" các hầm trú ẩn hạt nhân này. |
Chính phủ Mỹ được cho là bắt đầu xây dựng và củng cố các cơ sở này kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Nơi đây sẽ được sử dụng để di tản trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ là nơi trú ẩn của Tổng thống Donald Trunp, quân đội và các quan chức chính phủ Mỹ |
Một trong số đó là hầm trú ẩn Raven Rock. Nơi này được xây dựng gần căn cứ quân sự David năm 1948, trong những thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hầm được đào sâu bên trong núi và có chiều dài 1.000 m. |
Nơi này được mô tả như một thành phố ngầm dưới lòng đất, chứa phòng làm việc, phòng y tế và có đủ không gian cho 1.400 người. Từ năm 1911, hầm ngừng hoạt động theo lệnh của Tổng thống George H.W. Bush vì bắt đầu hư hỏng nặng. Mãi tới sau vụ khủng bố 11/9, công trình mới được gia cố với chi phí 500 triệu bảng Anh và mở rộng sức chứa cho 5.000 người. |
Tuy nhiên, điều đáng nói là các công nhận không được phép đưa gia đình của mình vào trong hầm trú ẩn. |
Một hầm chống tận thế khác là Peters Mountain ở Virginia dự kiến được sử dụng cho các nhân viên tình báo. Hầm cũng được nhận số tiền 52 triệu bảng Anh để gia cố trong những năm gần đây. Hầm trú ẩn này có hồ dự trữ nước, quầy bar và thậm chí cả lực lượng cảnh sát, cứu hỏa. |
Các khu vực bên trong đều được canh gác cẩn mật. |
Ngoài hầm bí mật được đào sâu trong núi, Tổng thống Mỹ và các quan chức cũng có thể lựa chọn một nơi khác là khác là căn hầm bên dưới bãi cỏ phía trước Nhà Trắng. Nơi này được gọi là Trung tâm các hoạt động khẩn cấp của Tổng thống (PEOC), được thiết kế để chịu sức hủy diệt của một vụ nổ hạt nhân. Chuyên gia Garrett Graff cho biết căn hầm khá nhỏ, không được thiết kế để sử dụng lâu dài và chỉ có đủ không gian cho vài chục người trong vài giờ. Tổ hợp này từng là một trong những căn cứ tối mật được cựu phó Tổng thống Dick Cheney ẩn nấu trong vụ khủng bố 11/9. Công trình đã được đầu tư nâng cấp từ sau vụ khủng bố kinh hoàng năm 2001, khi hệ thống liên lạc tại đây bộc lộ nhiều điểm hạn chế. |
Nếu chiến tranh xảy ra, không quân Mỹ có thể ẩn náu ở căn cứ Norad, bang Colorado. Tại đây, các quan chức quốc phòng Mỹ có thể lên kế hoạch bảo vệ nước Mỹ. Những năm qua, hầm trú ẩn được đầu tư 500 triệu bảng Anh để nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc. |
Căn cứ Norad được xây riêng cho hoạt động phòng vệ khu vực bắc Mỹ, bảo vệ cả Mỹ và Canada trước các cuộc không kích từ khủng bố, máy bay ném bom Nga hay tên lửa Triều Tiên, theo chuyên gia Graff |
Bên trong hầm trú ẩn hạt nhân ở Nhật Bản | |
Nơi trú ẩn ngày tận thế của dân nhà giàu Mỹ |