Hàng loạt chủ đầu tư không mua bảo hiểm cháy nổ chung cư

Nghị định 23 của Chính phủ bắt buộc bảo hiểm cháy, nổ đối với chủ đầu tư và người dân tại các chung cư nhưng hàng loạt chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện.

Những vụ cháy lớn liên tiếp trong thời gian vừa qua, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Đặc biệt, vụ cháy chung cư Carina Plaza tại phường 16, quận 8, TP HCM khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, khiến những người dân sống trong chung cư lo lắng.

Sợ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, người dân sống trong chung cư Capital Garden, số 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội phải treo biểu ngữ xung quanh tòa nhà và cầu cứu tới chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cả tháng nay, chính quyền địa phương và các ngành chức năng vẫn chưa giải quyết. Trong khi đó, chủ đầu tư là Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô thì bỏ mặc người dân khi đã bán được nhà.

Về việc mua bảo hiểm cháy nổ cho tài sản của mình, người dân ở trong các chung cư tỏ ra khá thờ ơ, cho rằng việc đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân là trách nhiệm của chủ đầu tư và Ban Quản lý chung cư.

“Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc người dân ở đây chưa nghe nói, chẳng ai quan tâm. Tôi nghĩ là bảo hiểm này chỉ dành cho chủ đầu tư, chứ người dân thì mấy ai thực hiện” - ông Trần Văn Ba, một người dân ở chung cư Capital Garden nói.

hang loat chu dau tu khong mua bao hiem chay no chung cu
Nhiều chủ đầu tư không mua bảo hiểm cháy nổ chung cư.

Theo số liệu thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy, trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có 179 trong số 718 chung cư cao tầng mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định. Có hàng loạt lý do để các đơn vị quản lý và vận hành toà nhà trì hoãn việc mua bảo hiểm này. Nhiều chung cư còn chưa được nghiệm thu về hệ thống phòng cháy chữa cháy, chủ đầu tư đã đưa dân vào ở. Không có bảo hiểm cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện giữa chủ đầu tư với người dân khi xảy ra hỏa hoạn.

Theo Nghị định 23 của Chính phủ, từ ngày 15/4/2018, các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ như nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 trẻ trở lên đều phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ các đơn vị quản lý chung cư và người dân có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm để mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng.

Theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản thành phố Hà Nội, vì bất cứ lý do gì, mua bảo hiểm thì quyền lợi của người dân và các đồng chủ sở hữu sẽ được đảm bảo. Bảo hiểm bắt buộc thì chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh thực hiện. Còn bảo hiểm mở rộng, chúng ta cũng cần thông tin để các chủ sở hữu tài sản người ta biết để tham gia.

Thượng tá Bùi Quang Việt, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cho biết: Theo quy định về phòng cháy chữa cháy, các chung cư cao tầng phải trang bị thiết bị báo cháy để cảnh báo khi có sự cố cháy nổ, trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng nước hay khí, trang bị hệ thống thông gió hút khói điều áp buồng thang. Tuy nhiên, hiện nay những vi phạm về phòng cháy chữa cháy đối với thang bộ rất phổ biến.

Nhiều người có thể không biết về quy định cũng như tính năng an toàn của buồng thang, như cửa phải ở vị trí đóng nhưng nhiều người lại lấy vật nặng chèn cửa lại cho tiện. Những vụ cháy nổ thời gian qua có phần trách nhiệm của cả chủ đầu tư vận hành và cư dân sống trong chung cư.

“Một bộ phận người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp chưa thực hiện đúng trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chỉ lo sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận mà không có biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản, tính mạng” - Thượng tá Bùi Quang Việt nói.

Nghị định 23 của Chính phủ cũng nêu nõ: Số tiền thu từ bảo hiểm cháy nổ sẽ được dùng để hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng, chữa cháy cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Đây cũng là căn cứ để các lực lượng chức năng xử lý những vi phạm về an toàn cháy nổ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong các chung cư.

hang loat chu dau tu khong mua bao hiem chay no chung cu Vụ cháy chung cư Carina Plaza: Khi nào cư dân được về nhà?

3 tuần sau vụ cháy chung cư Carina Plaza, hàng nghìn người vẫn sống tạm bợ bên ngoài và ngóng chờ ngày được quay trở ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.