Hàng loạt doanh nghiệp dầu khí ôm quỹ đất lớn nhưng dùng sai mục đích hoặc bỏ hoang

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, sai mục đích.
Ông lớn ngành dầu khí 'ôm' đất, Kiểm toán nhắc tên GAS, PGD, DCM,... - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: PVGas).

Ngày 7/10, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã có Báo cáo về công tác năm 2021 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Đối với công tác kiểm toán báo cáo tài chính lĩnh vực doanh nghiệp, KTNN nhận thấy hàng loạt doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực dầu khí còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, sai mục đích.

Đơn cử như Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PVGas, mã chứng khoán: GAS) có gần 6.900 m2 đất trống đã quá thời hạn đầu tư; công ty con của PVGas là CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán: PGD) có hơn 13.000 m2 đất đang chờ thực hiện dự án.

Một công ty con khác của PVGas là CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam (mã chứng khoán: PVG) có hơn 34.000 m2 đất sử dụng sai mục đích.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán: DCM) có hơn 34.000 m2 đất chưa sử dụng theo đúng kế hoạch. Công ty con của PVCFC là CTCP Bao bì Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán: PBP) có gần 9.000 m2 đất chưa sử dụng.

Trong khi đó CTCP Phân Bón và Hóa Chất Dầu khí Đông Nam Bộ (mã chứng khoán: PSE) có hơn 17.000 m2 đất chưa sử dụng. CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (mã chứng khoán: PCE) sử dụng sai mục đích hơn 6.600 m2 đất. Cả PSE và PCE đều là công ty con của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo, mã chứng khoán: DPM).

Hiệu quả đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài chính của DPM cũng ở mức thấp. Trong năm 2020, dây chuyền sản xuất phân bón NPK chỉ đạt 45,6% công suất và 63,2% sản lượng sản kế hoạch; một số kho đầu tư dở dang đang làm thủ tục chuyển nhượng nhưng chưa chuyển nhượng được.

Cụ thể, Kho Tây Ninh đầu tư năm 2010, đến năm 2013 dừng thi công, chi phí dở dang 30 tỷ đồng; Tổng kho Đà Nẵng vốn góp đến năm 2012 là gần 23 tỷ đồng, năm 2014 tạm dừng thi công; Kho Vũng Áng - Hà Tĩnh được phê duyệt phương án chuyển nhượng từ năm 2016 nhưng đến nay chưa có đối tác, đến tháng 10/2017 nhà kho bị sập hoàn toàn do bão.

Đối với PVGas, KTNN cho biết thêm, công ty mẹ phát sinh nợ phải thu quá hạn 569 tỷ đồng. Nợ khó đòi của các công ty con như PVG, PGD lần lượt ghi nhận 70 tỷ đồng và 16 tỷ đồng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.