Hàng ngàn tỉ đồng được thu về từ thương vụ chuyển nhượng VinCommerce

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng và tỉ phú Nguyễn Đăng Quang thu về hàng ngàn tỉ đồng từ thương vụ chuyển nhượng VinCommerce…
Hàng ngàn tỉ đồng được thu về từ thương vụ chuyển nhượng VinCommerce - Ảnh 1.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng (phải) và tỉ phú Nguyễn Đăng Quang (trái). (Ảnh: VH).

Ngày 31/12/2019, Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã chuyển nhượng hơn 413,8 triệu cổ phần, tương ứng với 64,3% tỉ lệ sở hữu trong Công ty VCM cho Tập đoàn Masan (Masan Consumer Holdings) của tỉ phú Nguyễn Đăng Quang.

Tại thời điểm chuyển nhượng, VCM đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp 4 công ty con, gồm Công ty VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+), Công ty nông nghiệp VinEco, Công ty nông nghiệp VinEco - Tam Đảo và Công ty nông nghiệp Đồng Nai - VinEco.

Phía Vingroup cho biết khoản lãi từ giao dịch chuyển nhượng này là hơn 8.502 tỉ đồng, được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2019 của Tập đoàn. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Vingroup đạt 403.741 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 120.589 tỉ đồng, tăng lần lượt 40% và 22% so với cuối năm 2018.

Như vậy, sau 5 năm gầy dựng, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã thu về khoản lãi hơn 8.500 tỉ đồng từ việc chuyển nhượng VCM.

Hàng ngàn tỉ đồng được thu về từ thương vụ chuyển nhượng VinCommerce - Ảnh 2.

 

Đối với bên mua là Tập đoàn Masan, trong quý I/2020, VinCommerce cũng đem về khoản doanh thu hàng ngàn tỉ đồng cho Tập đoàn này. Cụ thể, quý I/2020, doanh thu của VinCommerce đạt mức 8.709 tỉ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kì năm 2019.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan, nhận định: “Thật sự, tôi đã không nghĩ rằng VinCommerce có thể chuyển đổi nhanh như vậy. Mức lỗ của VinCommerce trong quý I/2020 đã giảm một nửa và doanh thu tăng trưởng 40% so với quý I/2019. 

Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là kết quả ngắn hạn do tác động của Covid-19, nhưng tôi tin rằng khó khăn và thách thức luôn là động lực để kích hoạt sự đổi mới”.

Thực tế cho thấy, khi kết hợp nền tảng bán lẻ hiện đại của VinCommerce với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống trên toàn quốc, Masan tạo ra lợi thế để xây dựng một hệ thống bán lẻ hiệu quả. Cụ thể, hệ thống VinMart có doanh thu bán lẻ tăng 27% so với quý I/2019; hệ thống VinMart+ có doanh thu bán lẻ tăng 20% so với quý IV/2019 và 90% so với quý I/2019.

Tập đoàn Masan đặt mục tiêu năm 2020 doanh thu của Vinmart sẽ tăng 48%, tăng trưởng các cửa hàng hiện hữu 24%, trong khi con số này của Vinmart+ là 78% và 25%. Tăng trưởng doanh số mạnh mẽ bù đắp cho tốc độ mở rộng điểm bán chậm lại trong quý I nhằm tối ưu hóa mạng lưới điểm bán của VinCommerce.

Về kết quả kinh doanh của cả Tập đoàn Masan, doanh thu quý I/2020 của Masan Group tăng trưởng 116,1%, đạt mức 17.632 tỉ đồng nhờ vào tăng trưởng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và hợp nhất từ VinCommerce.

Lỗ thuần sau thuế của Tập đoàn trong quý I/2020 là 216 tỉ đồng, trong khi quý IV/2019 Tập đoàn này đang lãi hơn 1.748 tỉ đồng. Theo giải trình kết quả kinh doanh, Masan Group cho biết chi phí lãi vay tăng mạnh do số dư nợ tăng, trong khi doanh thu tài chính lại giảm.

Thêm vào đó, là tác động của việc hợp nhất kinh doanh với VinCommerce. Đơn vị này đã lỗ 897 tỉ đồng trong quý I/2020 đồng thời là sự phân bổ lợi thế kinh doanh 89 tỉ đồng và phân bổ giá trị hợp lý 54 tỉ đồng từ hợp nhất kinh doanh.



chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.