Hàng nghìn nhân viên ngân hàng JPMorgan sẽ phải di tản khỏi trụ sở New York vì nhà băng không đủ tiền trả chi phí

Theo một báo cáo mới nhất từ Bloomberg, ngân hàng JPMorgan đang tìm cách chuyển hàng nghìn nhân viên từ chi nhánh New York sang cơ sở mới, trong một nỗ lực cắt giảm chi phí, phòng trường hợp suy thoái kinh tế.

Hàng nghìn nhân viên JPMogran phải di rời khỏi New York

Sau 200 năm tồn tại như là một phần biểu tượng của khu nhà giàu Manhattan, tại trung tâm tài chính New York, ngân hàng JPMorgan đang xem xét chuyển hàng nghìn nhân viên ra khỏi trụ sở cũ, để đến các tiểu bang khác có chi phí phải chăn hơn như Ohio, Texas và Delwar.

JPMorgan, một trong những tổ chức ngân hàng lớn nhất của phố Wall, trong những năm gần đây đã liên tục di chuyển nhân viên tới các địa điểm khác nhau ở Hoa Kỳ, đồng thời cũng chuyển một số bộ phận ra nước ngoài – những khu vực có chi phí nhân công rẻ hơn.

Khong-du-tien-tra-chi-phi-hang-ngan-nhan-vien-ngan-hang-JPMorgan-se-phai-‘di-tan’-khoi-tru-so-o-New-York-1

Hàng nghìn nhân viên JPMogran phải di rời khỏi New York. (Ảnh: Insider).

Động thái được cho là một trong những nỗ lực để hạn chế chi phí, phòng trường hợp có sự suy giảm kinh tế có thể xảy ra trong tương lai, với lãi suất thấp và lợi nhuận giảm sâu.

Texas đang là một địa điểm lí tưởng cho kế hoạch này. Nơi đây đã có khoảng 25.000 nhân viên của JPMorgan đang hoạt động. Ngân hàng cũng cho xây dựng một tòa tháp làm việc 12 tầng, đủ sức chứa nhiều nhân viên hơn.

Kế hoạch này sẽ chủ yếu tác động đến những người lao động đang làm việc cho ngân hàng, nhiều hơn là đối với khách hàng.

Những nhân viên này thường được gọi ở phố Wall là các chuyên gia văn phòng hay người môi giới trung gian. Họ làm các công việc như hỗ trợ thương mại, quản lí rủi ro tín dụng, kế toán và nhân sự.

Trong khi đó, các nhân viên quản lí cấp cao, giám đốc điều hành, thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, thì sẽ được ở lại thành phố.

New York không còn là mảnh đất hứa cho ngân hàng

Khong-du-tien-tra-chi-phi-hang-ngan-nhan-vien-ngan-hang-JPMorgan-se-phai-‘di-tan’-khoi-tru-so-o-New-York-2

New York không còn là mảnh đất hứa cho ngành ngân hàng. (Ảnh: NBC).

Trong vòng gần một thập kỉ qua, đã có khoảng một triệu người đã rời khỏi thành phố New York, để đến làm việc ở các bang khác. Đa phần trong số này đều là những nhân viên trong ngành tài chính ngân hàng.

Hàng loạt các nhân hàng bao gồm Deutsche Bank, Credit Suisse, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Barclays, UBS và các tổ chức tài chính khác, đã tích cực tìm kiếm và xây dựng trụ sở mới ở các trung tâm như: Florida, Bắc Carolina, Salt Lake City và các địa điểm rẻ hơn so với New York.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, cơ sở hạ tầng xuống cấp và thuế suất cao là những vấn đề lớn đối với cư dân New York.

Các trường học, cầu, đường hầm, xe lửa, sân bay và bệnh viện đang trong tình trạng xuống cấp. Đường phố New York đông đúc và bẩn thỉu, còn thời tiết thì không thể so sánh với miền Nam và Tây Nam.

Nhiều người chọn cách rời đi, bị điều đi hoặc tìm kiếm cơ hội mới.

Xu hướng có vẻ như sẽ tiếp tục không suy giảm. Đối với những người lao động ở phố Wall và trong các dịch vụ tài chính, đây thực sự là một tin xấu. Nhiều người có thể phải chấp nhận một khoản tiền bồi thường và bị buộc phải thôi việc.

Tuy nhiên nếu bạn có năng lực, công ty có thể giữ bạn lại và chuyển vị trí đến một thành phố có chi phí tốt hơn để tiết kiệm tiền. Song ở nơi mới, rất khó để có thể yêu cầu một mức lương cao hơn, hay tăng lương, thưởng, bởi nguồn nhân công dồi dào và cạnh tranh rất khốc liệt, quản lí có thể dễ dàng cắt giảm bạn bất cứ lúc nào, tờ Boomberg nhận định.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.