Sau khi giá thịt lợn hơi rớt giá chạm sàn đạt 15.000đ/kg thời điểm tháng 4/2017 cho đến nay, hàng nghìn trang trại nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam - thủ phủ lợn thịt của miền Bắc đã phải đang bỏ hoang vì người nuôi thua lỗ.
|
Trang trại nuôi lợn quy mô lớn tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. |
Dọc theo Quốc lộ 21B đi vào 3 xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là: xã Bồ Đề, xã An Nội và xã Ngọc Lũ, hình ảnh những trang trại lợn rộng hàng trăm mét vuông hai bên đường không phải là điều gì xa lạ với những người hay di chuyển trên con đường này.
Trước đây mỗi trại lợn đều nuôi từ 200 - 300 nhưng giờ đây hầu như các trang trại này để bỏ hoang không sử dụng.
|
Lợn nuôi theo hộ gia đình tại huyện Lục Bình thường là có chuồng nuôi ngay sau nhà hoặc xây dựng trang trại khang trang, hiện đại riêng giữa cánh đồng như thế này.
|
Là một trung tâm sản xuất, giao dịch và giết mổ lợn lớn nhất của miền Bắc, cộng với kinh nghiệm cha ông truyền từ đời này sang đời khác trong việc nuôi lợn. Nên dễ dàng nhận thấy so với những địa phương khác huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam việc nuôi lợn có sự chuyên nghệp và quy mô lớn hơn nhiều. Gần như 100% những hộ gia đình nuôi lợn đều có trang trại khang trang, quy mô lớn và áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào chăn nuôi lợn.
|
Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn nên những gia đình ở đây đều có đời sống kinh tế phát triển. |
Nhờ kinh nghiệm nuôi lợn từ thời cha ông để lại mà người dân ở đây kinh tế phát triển ngày một đi lên. So với trồng lúa thì nuôi lợn đem lại giá trị kinh tế gấp nhiều lần. Do đó, người dân ở đây rất chú trọng đến kiến thiết, sửa chữa hoặc xây mới chuồng trại.
“Năm nay một chuồng thì năm sau xây thêm chuồng nữa. Cứ thế dần dần từ một đến hai chuồng ban đầu nuôi 15 – 20 con lợn. Thời điểm thuận lợi nhất nhà nào nuôi ít nhất cũng từ 70 con trở lên. Nhà nào nhiều thì 300 – 400 con lợn. Xây trang trại tập trung” – Bác Đào Văn D. huyện Bình Lục chia sẻ. Do đó, khi tới huyện Bình Lục ấn tượng đập vào mắt là các trang trại và chuồng nuôi lợn lợp mái bờ-lô xi măng trắng xóa xen kẽ với những ngôi nhà hai tầng, ba tầng khang trang của người dân.
Tuy vậy, có một thực tế đáng buồn ở đây là hiện nay, có đến hơn 90% các trang trại hiện đại này hiện nay đều đang để không, bỏ hoang không chăn thả lợn. Hoặc nếu có thì là theo kiểu cầm chừng, số lợn nuôi rất ít.
|
Hầu hết các trang trại trước đây chăn nuôi lợn thì hiện nay đều bỏ hoang. |
|
|
Hoặc dùng làm nơi chứa đồ, nông cụ nhà nông như thế này |
|
Chuồng lợn nhưng không nuôi lợn mà được cải tạo để nuôi ngan, vịt... |
|
...hoặc cải tạo để nuôi gà như thế này |
Bác Cù Văn Biên, thôn An Nội, xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cho biết: "Nhà tôi trước đây nuôi một lúc 18 con lợn sề thì nay chỉ còn giữ lại 1 con để gây giống".
|
Mặc dù đầu tư cả cũi nuôi lợn hiện đại. Song, hiện tại chỉ có 1 cũi được sử dụng. Còn lại 17 cũi sắt vẫn để trống. |
|
Trang trại này thời điểm giá lợn lên cao nhất từng nuôi 200 con lợn thịt và 18 con lợn sề. Nay chỉ còn duy nhất một con lợn còi không bán được nên gia đình để nuôi và một con lợn sề trong cũi sắt. |
|
Những vật dụng từng gắn liền với công việc hàng ngày của người chăn nuôi lợn thì nay được xếp gọn lại một chỗ chờ có dịp sử dụng lại (PV - thùng đựng cám). |
|
Nếu như so với trước kia, mỗi hộ gia đình tại Bình Lục hiện nay đã giảm số lượng lợn nuôi đến 90%. Phần lớn chỉ nuôi 10 - dưới 20 con lợn cầm chừng hoặc nuôi số lượng ít để lấy khí đốt. |
|
Rất nhiều dãy trang trại lớn hàng trăm mét vuông như thế này đều phải bỏ không do chủ nhân của nó đã "phiêu bạt" đi nơi khác trốn nợ hoặc không có tiền để nuôi tiếp. Nhà nào may mắn hơn còn vốn thì tận dụng làm chuồng nuôi nhốt gà. |
|
|
Nhiều hộ gia đình tại huyện Bình Lục đã phải chuyển đổi vật nuôi theo hướng không mong muốn. |
Trước tình trạng giá thịt lợn xuống thấp khiến hàng nghìn trang trại có quy mô nhỏ và vừa tại tỉnh Hà Nam và một số tỉnh phía Bắc rơi vào tình trạng bỏ hoang không sử dụng đến. Ngày 4/2/2018, Công ty Masan đã chính thức khởi công dự án Tổ hợp Chế biến thịt tại tỉnh Hà Nam. Nhà máy chế biến thịt lợn có công suất 1,4 triệu con mỗi năm tại khu công nghiệp Đồng Văn 4 và sẽ đi vào hoạt động từ tháng 11 tới bắt đầu tiếp nhận thịt lợn của người dân vào chế biến.
Dự kiến đến cuối năm 2018, công ty Masan sẽ cho ra mắt sản phẩm thịt mát, tập chung vào thị trường trong nước với sức mua khoảng 8 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, nhà máy sẽ tháo gỡ nỗi lo đầu ra cho đàn lợn tại Hà Nam và một số tỉnh lân cận.
|