'Hiệp sĩ' bị đâm chết ở Sài Gòn có thể được hưởng chính sách gì?

Theo luật sư Trần Thu Nam, các "hiệp sĩ" tử vong trong vụ việc có thể được tặng bằng khen cấp Bộ nhưng không thể hưởng chế độ như chiến sĩ công an hi sinh khi làm nhiệm vụ vì trái quy định.
hiep si bi dam chet o sai gon co the duoc huong chinh sach gi
Hiện trường vụ băng trộm xe đâm chết 2 "hiệp sĩ". (Ảnh: Tri thức trực tuyến)

Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng các "hiệp sĩ" là những người làm việc vì mục đích chung.

"Tuy nhiên, họ không được đào tạo nghiệp vụ, không có kỹ năng, công cụ hỗ trợ... thì hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả thương tâm như vụ việc trên.

Bởi lẽ, nhiều khi công an, cảnh sát đi bắt tội phạm còn bị chống trả, bị thương vong huống chi các "hiệp sĩ"", ông Nam nói.

Luật sư Nam cho biết, các "hiệp sĩ" bắt cướp là tự nguyện và đáng hoan nghênh nhưng không nên quá khuyến khích.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cũng nhận định rằng qua vụ việc này, cần thiết xem xét lại mô hình CLB phòng chống tội phạm ở TP HCM, Bình Dương.

"Hiện nay mô hình này được duy trì ở một số tỉnh trong miền Nam. Ở ngoài Hà Nội cũng như một số tỉnh phía Bắc, miền Trung thì vẫn chưa có mô hình CLB phòng chống tội phạm.

Trách nhiệm chính về đảm bảo ANTT, phòng chống các loại tội phạm do lực lượng CAND thực thi trên cơ sở các quy định của pháp luật và được trang bị các đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ và các công cụ hỗ trợ cần thiết khi thi hành công vụ", ông Thơm cho biết.

Cũng theo luật sư Thơm, mô hình CLB phòng chống tội phạm đi vào hoạt động những năm gần đây đã góp phần mang lại những thành công nhất định.

Tuy nhiên, đây là những hoạt động mang tính tự phát của một nhóm các "hiệp sĩ" mong muốn góp phần đảm bảo ANTT cho người dân.

"Hạn chế của các nhóm "hiệp sĩ" là không có được sự trang bị về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng phó giải quyết các tình huống và đặc biệt không được trang bị các công cụ hỗ trợ để bảo vệ bản thân cũng như chống trả lại sự manh động của các đối tượng phạm tội", ông Thơm chia sẻ.

hiep si bi dam chet o sai gon co the duoc huong chinh sach gi
Nơi xảy ra vụ án thuộc quận trung tâm TP.HCM. Ảnh: Google Maps.

Các "hiệp sĩ" tử vong có thể được hưởng chính sách gì?

Luật sư Nguyễn Anh Thơm trích hướng dẫn của TAND Tối cao cho hay: "Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác...) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội".

Tại khoản 1 điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước cũng quy định: "Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính,... hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính...".

Do đó, theo ông Thơm, các "hiệp sĩ" tham gia phòng chống tội phạm cũng như mọi công dân nói chung đều có quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang và áp giải ngay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

"Tuy nhiên, trong trường hợp này các "hiệp sĩ" đang thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng do công việc đó nên bị tử vong thì các "hiệp sĩ" có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ", ông Thơm nói.

Còn theo luật sư Trần Thu Nam, các "hiệp sĩ" tử vong trong vụ việc có thể được tặng bằng khen cấp Bộ nhưng không thể hưởng chế độ như chiến sĩ công an hi sinh khi làm nhiệm vụ vì trái quy định.

hiep si bi dam chet o sai gon co the duoc huong chinh sach gi BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ 'lụt' tiến độ: Yêu cầu cảnh cáo nhà thầu làm không nhiêm túc

Khi kiểm tra hiện trường dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu kiểm điểm, cảnh cáo ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.