Học sinh ở Sài Gòn lên tiếng "Hãy cho em ngủ"

Đề tài nghiên cứu 'Vấn đề thiếu ngủ của học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh' của 2 học sinh Trường Gia Định được sự quan tâm của thầy cô.

Ngày 4/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Vòng chung kết cuộc thi học sinh trung học nghiên cứu khoa học năm học 2017 – 2018.

Tham dự vòng chung kết có 95 sản phẩm, là các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như cơ khí, robot máy thông minh, các vấn đề khoa học động vật, khoa học sức khỏe, hệ thống phần mềm…

Đáng chú ý, tại vòng chung kết của cuộc thi này, đề tài nghiên cứu khoa học “Vấn đề thiếu ngủ của học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh” của 2 học sinh Trần Thùy Trang, Phạm Thị Khánh Vy (học sinh Trường trung học phổ thông Gia Định, quận Bình Thạnh) đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía thầy cô giám khảo.

hoc sinh o sai gon len tieng hay cho em ngu
Nhóm tác giả đang thuyết minh đề tài với các thầy cô tham dự Vòng chung kết cuộc thi (ảnh: P.L)

Theo khảo sát của 2 em thể hiện qua đề tài này, cứ 10 học sinh thì đã có đến 8 học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung học ở trên lớp. Nguyên nhân là do các em bị ảnh hưởng trực tiếp từ giấc ngủ.

Với việc tham khảo từ hơn 7.300 học sinh, có đến gần 82% số học sinh này ngủ chỉ dưới 7 tiếng mỗi ngày, 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng. Quan trọng hơn là có đến 44% các em nói là không ngủ trưa.

Thông thường, thời gian các em học sinh đi ngủ là từ 23h – 0h sáng mỗi ngày, gần 21% số học sinh này ngủ sau 0h sáng và chỉ có khoảng 8,6% số học sinh được khảo sát ngủ trước 22h.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho các em học sinh ngủ thiếu là do áp lực học tập, thi cử, có nhiều bài kiểm tra hay là do thời khóa biểu không hợp lý.

Chia sẻ về ý tưởng của đề tài nghiên cứu khoa học này, Cả Thùy Trang và Khánh Vy đều cho biết, các em thường xuyên chứng kiến cảnh các bạn học sinh ngủ gật, không thể nào tiếp thu bài ở trong lớp.

Theo nhóm tác giả, việc học sinh thiếu ngủ là một tình trạng rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, và cả kết quả học tập của các em. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa ai đề cập đến việc này , cùng với giải pháp để chấn chỉnh.

hoc sinh o sai gon len tieng hay cho em ngu

Một bức ảnh nằm trong bộ ảnh "Hãy cho em giấc ngủ" của nhóm học sinh Trường Gia Định (ảnh: CTV)

Cũng trong đề tài nghiên cứu khoa học của mình, Thùy Trang và Khánh Vy cũng đưa ra các hoạt động, nhằm tuyên truyền được vai trò của giấc ngủ đến với các em học sinh, như là: Thực hiện cẩm nang “Đời dài, nhưng đừng ngủ ngắn”, ảnh “Mối nguy hại của smartphone trước giờ ngủ”, ảnh “Hãy cho em giấc ngủ”, thay cho lời kêu cứu của các em học sinh tới lãnh đạo ngành giáo dục.

Trong tương lai, cả Vy và Trang đều đang có kế hoạch hoàn thiện tốt hơn cả 2 bộ ảnh này, thực hiện việc đăng tải rộng rãi trên các cơ quan truyền thông, mạng xã hội, nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ tác hại của việc thiếu ngủ.

Đồng thời, các cơ quan quản lý giáo dục cũng cần hiểu rõ hơn về một thực trạng ngủ gật trong một bộ phận học sinh khi đến lớp.

Em Trần Thùy Trang cho hay, muốn có giải pháp chấn chỉnh được việc này, các cơ quan quản lý, nhất là ngành giáo dục cần phải sớm vào cuộc.

Có 3 nhóm giải pháp, mà cả 2 em, những người thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này đề xuất với các cơ quan quản lý, đó là: Giảm bài tập về nhà, lùi giờ học, thay đổi thời khóa biểu hợp lý hơn.

hoc sinh o sai gon len tieng hay cho em ngu Tâm thư đả kích học thêm gây choáng thầy hiệu trưởng 34 năm làm nghề

Thầy cô có biết trong trường chúng em phải cố gắng nén ấm ức mà làm trò ngoan, còn nơi quán trà sữa, quán ăn ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.