Học sinh tiểu học có cần học nhiều môn thế không?

Với áp lực một tuần học gần 20 môn và yêu cầu các môn học quá cao thì viễn cảnh trước mắt những đứa trẻ lên 6 lên 7 sẽ phải miệt mài ngày đêm cày trên sách.
hoc sinh tieu hoc co can hoc nhieu mon the khong Sau sự việc bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Đề xuất sửa đổi Luật ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
hoc sinh tieu hoc co can hoc nhieu mon the khong Tết đến thăm cô giáo 'lắm chiêu', học trò cũ 'dính' ngay bài kiểm tra 15 phút như thời đi học
hoc sinh tieu hoc co can hoc nhieu mon the khong Người dân đi chùa thả cá phóng sinh, ra Văn Miếu 'sờ hạc đồng' để cầu may
hoc sinh tieu hoc co can hoc nhieu mon the khong Những hình ảnh đẹp về cảnh người dân nô nức đi lễ cầu an trong ngày mùng 1 Tết

LTS: Cho rằng, chương trình mới tưởng chừng như đã giảm tải được khá nhiều môn học so với chương trình hiện hành, nhưng thực tế lại không phải vậy.

Là một nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, tác giả Thuận Phương đã có bài viết chia sẻ về việc học sinh tiểu học hiện nay đang phải học quá nhiều môn.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Nhìn vào phân bố chương trình phổ thông mới, nhiều người sẽ nhầm tưởng chương trình mới đã giảm tải được khá nhiều môn học so với chương trình hiện hành.

Thế nhưng chỉ ai là giáo viên dạy tiểu học ở hai chương trình hiện hành và VNEN mới biết được các môn học ở chương trình mới không giảm so với chương trình cũ mà còn tăng vì thêm một số môn học bắt buộc có phân hóa và môn học tự chọn.

Việc tăng môn học và tăng lượng kiến thức yêu cầu sẽ trở thành gánh nặng cho những đứa trẻ mới lớn.

hoc sinh tieu hoc co can hoc nhieu mon the khong
Học sinh tiểu học có cần học nhiều môn thế không? (Ảnh minh họa: TTXVN).

Những môn học ở tiểu học

Ở chương trình hiện hành:

Học sinh tiểu học hiện đang được học khoảng 14-17 môn. Cụ thể Toán, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4, 5), Anh văn, Tin học (lớp 3, 4, 5), Thủ công, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Sinh hoạt tập thể, Sinh hoạt tập thể (bổ sung).

Ở chương trình mới:

Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).

Với sự xuất hiện của những môn học bắt buộc có phân hóa thì một học sinh tiểu học thực chất phải học gần 20 môn mỗi tuần.

Giảm môn theo kiểu gộp môn

Ở chương trình mới đã xuất hiện môn Tiếng Việt. Theo sách VNEN môn Tiếng Việt được tạo ra bởi 5 phân môn:

Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn của chương trình hiện hành. Môn Nghệ thuật gộp 3 môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Kĩ thuật.

Đây chỉ là sự thay đổi về hình thức (thay đổi về tên gọi các môn học) còn nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh lại chẳng có gì khác so với những tên gọi trước đây.

Sự thay đổi về hình thức kiểu này dễ đánh lừa mọi người rằng nhiều môn học đã được giảm tải. Với sự thay đổi kiểu này chỉ có duy nhất một điều lợi rằng các môn học tưởng ít hơn. Nhưng điều bất lợi lại quá nhiều.

Ví như môn Tiếng Việt học sinh khó theo dõi để học bài. Vì một bài học có chung một tên gọi được quy định học 3 tiết/bài. Một tuần học sinh học 3 bài là 9 tiết.

Chẳng hạn. bài 13A “Hãy yêu bố nhé”, bài 13B “Cha mẹ làm gì cho các con?”, bài 13C “Em yêu cha mẹ của em”. Với 9 tiết học Tiếng Việt thế này là đủ nội dung cho 5 môn học trước đây.

Khi trình bày bài học trong sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã dùng dấu sao để ngăn cách từng tiết.

Nếu như trước đây, học sinh học từng môn riêng biệt như học Tập đọc xong đến Tập viết, rồi đến Luyện từ và câu…thì nay vừa học Tập đọc, đôi khi lồng cả Luyện từ và câu, Tập viết…Với kiểu học “hổ lốn” như thế gây không ít khó khăn cho cả người dạy và người học.

Thế nên ở chương trình mới cũng có môn Tiếng Việt chẳng hiểu các nhà biên soạn sách có trình bày kiểu giống chương trình VNEN?

Môn Nghệ thuật được gộp 3 môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Kĩ thuật vẫn do 2- 3 giáo viên dạy nhưng khi đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn đánh giá riêng lẻ theo 3 môn riêng biệt.

Học sinh khối 1, 2 yêu cầu quá nhiều về môn Tự nhiên và Xã hội

Trẻ mới ở độ tuổi lên 6, 7, lứa tuổi vừa qua lớp mẫu giáo nói còn chưa tròn vành rõ chữ. Mục tiêu các em cần đạt cũng chỉ nên dừng ở việc đọc thông viết thạo là đủ.

Thế nhưng ngoài gánh nặng về hai môn học chính Toán và Tiếng Việt (đã phản ánh ở những bài viết trước) thì môn Tự nhiên và Xã hội cũng đòi hỏi quá cao so với nhận thức của các em.

Cụ thể, các em phải học tới 6 chủ điểm như Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khỏe, Trái Đất và bầu trời.

Ở lớp 1 mà yêu cầu học sinh: Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,... ở mức độ đơn giản. Nêu được một số lí do cho thấy sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày.

Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Giới thiệu được một cách đơn giản về vị trí và tổ chức không gian của lớp học, trường học thông qua quan sát thực tế lớp học, trường học và (hoặc) tranh ảnh/video clip.

Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh tự nhiên và hoạt động của người dân trong cộng đồng thông qua quan sát tranh ảnh/video clip và cuộc sống hằng ngày. Đặt được một số câu hỏi đơn giản về quang cảnh làng xóm/đường phố; về con người và hoạt động của họ.

Bày tỏ được sự gắn bó/tình cảm của bản thân với làng xóm/khu phố của mình. Kể được về một số công việc/nghề nghiệp của người dân trong cộng đồng thông qua quan sát tranh ảnh/video clip và cuộc sống hàng ngày.

Giới thiệu được tên một lễ hội có sự tham gia của học sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng. Nêu được ý nghĩa và thời gian diễn ra lễ hội.

Kể được một số công việc chuẩn bị của các thành viên trong gia đình và người dân cho lễ hội. Bày tỏ được cảm xúc khi tham gia lễ hội…

Với việc yêu cầu kiến thức như thế đã vượt khỏi tầm nhận thức của học sinh. Trong thực tế khi dạy, thầy cô luôn phải sử dụng phương pháp thuyết trình trò mới hiểu được. Những khi thao giảng dụ giờ, thầy cô phải gà bài, dạy đi dạy lại đến nhiều lần mới dám dạy thật.

Ngoài đòi hỏi quá cao về kiến thức so với nhận thức của học sinh lớp 1, những kiến thức về lễ hội lại thiếu tính thực tế.

Bởi không phải địa phương nào cũng có lễ hội, không phải học sinh nào cũng được tham dự một lễ hội thì làm sao có thể kể và nêu cảm nghĩ về nó?

Với áp lực một tuần học gần 20 môn (riêng môn Tiếng Việt được gộp từ 5 môn học, môn Nghệ thuật gộp từ 3 môn học trước đây) và yêu cầu của các môn học quá cao thì viễn cảnh hiện ra trước mắt những đứa trẻ lên 6 lên 7 sẽ phải miệt mài cày trên sách vở cả ngày lẫn đêm.

Chúng ta đừng hy vọng gì những đứa trẻ bé thơ ấy sẽ có thời gian vui chơi giải trí để có được tuổi thơ.

hoc sinh tieu hoc co can hoc nhieu mon the khong 'Vốn sống của người thầy không chuẩn thì dạy học trò môn Giáo dục công dân mới thế nào?'

Đó là lo lắng của một số nhà giáo khi nói về dự thảo chương trình bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) theo phương ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.