Hơn 100 các nhà lãnh đạo và chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã tập hợp lại để thúc giục Liên hợp quốc (LHQ) cam kết thực hiện lệnh cấm hoàn toàn đối với công nghệ robot hủy diệt.
Hơn 100 lãnh đạo hàng đầu từ hơn 26 quốc gia cùng ký vào đơn thư đề nghị Liên Hợp Quốc ban bố đạo luật cấm vũ khí tự động hủy diệt. |
Lá thư ngỏ với chữ ký của Elon Musk, tỷ phú nổi tiếng với dự án chinh phục vũ trụ tư nhân, nhà sáng lập Deepmind của Google cùng với 114 các chuyên gia trong lĩnh vực robot và AI. Nhóm chuyên gia đã thúc giục LHQ ngăn chặn "cuộc cách mạng lần 3 dẫn đến chiến tranh thế giới" bằng cách cấm tất cả sự phát triển hệ thống vũ khí tự động giết người.
Tâm thư được gửi đi trùng với thời điểm diễn ra hội nghị lớn nhất thế giới về AI, IJCAI 2017 diễn ra tại Melburne (Australia) trong tuần này. Nội dung bức thư đề cập đến lo ngại về tương lai gần, khi các máy móc độc lập có thể tự chọn và tấn công các mục tiêu gồm người dân vô tội lẫn binh lính phe đối lập.
Nhóm đề cập đến mối nguy, về các cuộc chiến có quy mô lớn hơn bao giờ hết, diễn ra với tốc độ cao. Bên cạnh đó, những vũ khí hủy diệt có thể được sử dụng bởi lực lượng khủng bố hoặc bị xâm nhập và cư xử không như mong muốn. Trong bức thư có đoạn "loài người không còn nhiều thời gian, một khi điều đó xảy ra, rất khó để ngăn lại."
Ông chủ của hãng xe điện Tesla lo ngại về vũ khí ứng dụng trí tuệ nhân tạo. |
Đây không phải lần đầu Elon Musk và những người có cùng quan điểm tập hợp lại để phản đối vũ khí tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo. Ông cũng là người đứng sau OpenAI, tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu về tính đạo đức của AI.
Tuy nhiên, trái ngược với tiếng nói của nhóm các nhà khoa học, vẫn chưa có một đạo luật nào được ban hành nhằm ngăn cấm các vũ khí tự động, trong bối cảnh công nghệ AI đang có tốc độ phát triển chóng mặt.
"Cuộc cách mạng lần 3" mà các chuyên gia nhắc tới ảm chỉ viễn cảnh công nghệ robot hủy diệt sẽ tiếp nối lịch sử phát triển của thuốc súng và vũ khí nguyên tử, những phát minh đã không làm thế giới tốt đẹp hơn.
Đây là lần đầu tiên các chuyên gia và lãnh đạo tới từ các công ty nghiên cứu AI, robot, thuộc 26 quốc gia khác nhau tập hợp để cùng đưa ra quan điểm chung. Số lượng các công ty và cá nhân đã ký vào bức thư củng cố quan điểm rằng mối lo ngại không phải là giả thuyết, chúng rất thực tế và cần phải giải quyết tức thì.
Bệ súng Samsung SGR-A1. |
Khả năng tự động hoặc bán tự động đang được ứng dụng nhiều hơn trên các loại vũ khí, có thể kể đến như bệ súng Samsung SGR-A1, phi cơ không người lái BAE Systems Taranis và tàu ngầm DARPA's Sea Hunter.
Toby Walsh, nhà nghiên cứu AI thuộc Đại học New South Wales (Australia) cho biết, hầu như công nghệ nào cũng có thể dùng cho mục đích xấu hoặc tốt, một số có thể giải quyết các vấn đề xã hội đang đối mặt, số khác lại được dùng cho vũ khí và chiến tranh. Cần hành động ngay lúc này trước khi tương lai ngoài tầm với, Toby Walsh khuyến cáo.
Cha đẻ AK-47 hé lộ kế hoạch sản xuất súng điều khiển bởi AI Cỗ máy có nòng súng điều khiển bởi AI (trí tuệ nhân tạo) có thể phân tích hình ảnh và đưa ra quyết định tiêu ... |
Hai robot tranh luận về số phận loài người trong tương lai Hai robot sử dụng trí tuệ nhân tạo đã có màn tranh luận về số phận loài người tại một hội nghị công nghệ được ... |
Apple và Google bắt tay với các hãng ôtô trong cuộc đua công nghệ xe tự lái Cuộc đua công nghệ xe tự lái đang trở nên nóng hơn bao giờ hết khi Apple bắt tay với Hertz còn Waymo của Google ... |