Hơn 3,15 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong nửa đầu năm

Tổng Cục thống kê cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản tại Việt Nam đã hút trên 3,15 tỷ USD vốn FDI, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và duy trì ở vị trí thứ hai. Trong đó, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia có quy mô lớn.

Theo VTV  dẫn số liệu từ Tổng Cục thống kê, từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản duy trì vị trí thứ hai với trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia vào Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô lớn với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn.

VTV cũng cho biết, một trong những yếu tố hấp dẫn của các nhà đầu tư khi rót tiền vào thị trường Việt Nam là đồng Việt Nam ổn định so với các đồng ngoại tệ khác và việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại. 

Còn theo ông Đỗ Duy Thành, Quản lý bộ phận Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội đánh giá, “Dòng tiền FDI vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn lớn hơn nữa. Việt Nam là một trong những đất nước phòng chống dịch tốt nhất với tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao. Đây là một trong những ưu điểm rất lớn, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác". 

Các phân khúc bất động sản công nghiệp, nhà ở, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… đang là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là mảng khu công nghiệp.

Đơn cử như trong tháng 4 và tháng 5, các nhà đầu tư từ Đài Loan, Hồng Kong liên tục đổ vốn làm dự án tại các khu công nghiệp (KCN) ở Nghệ An. Tập đoàn Quốc tế Ju Teng (Đài Loan) dự kiến đầu tư và xây dựng giai đoạn 1 nhà máy sản xuất linh kiện tại KCN Hoàng Mai 1, thị xã Hoàng Mai trong tháng 7 với tổng mức đầu tư 4.627 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD) và sẽ đi vào hoạt động năm 2023.

Trước đó, vào đầu tháng 4, tại tỉnh này, Tập đoàn Hoa Lợi (HuaLi Group) cũng đầu tư hai dự án tại KCN Hoàng Mai (quy mô 14,35 ha, tổng vốn đầu tư 75 triệu USD) và tại KCN WHA Industrial Zone 1 (quy mô 7,3 ha, tổng vốn đầu tư 38 triệu USD).  

Hay đối với mảng hạ tầng giao thông, ngày 7/7, Tập đoàn Đèo Cả cũng bắt tay với các doanh nghiệp ngoại như Công ty Sinohydro (thuộc Tập đoàn Power China) đề xuất đầu tư tuyến Metro số 2 TP HCM giai đoạn 3 theo hình thức PPP, cũng như bắt tay với Công ty Sinohydro và Tư vấn AWR Lloyd (Công ty tư vấn chiến lược cho PTLHolding) để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Vũng Áng (Việt Nam) - Viên Chăn (Lào). 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.