Huawei đâm đơn kiện lệnh cấm của Mỹ

Kiến nghị của Huawei cho biết lệnh cấm – được áp đặt vào tháng trước đối với Huawei và ZTE vì lý do an ninh quốc gia - đã không chứng minh được tuyên bố rằng Huawei là một mối đe dọa và là vi phạm quy trình pháp lý.

Công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei hôm nay cho biết họ đã nộp đơn kiện lên một Tòa án Hoa Kỳ nhằm lật lại lệnh cấm các nhà mạng ở vùng nông thôn Mỹ mua thiết bị của công ty bằng ngân sách từ quỹ liên bang trị giá 8,5 tỷ USD.

Huawei đâm đơn kiện lệnh cấm của Mỹ - Ảnh 1.

Huawei đã liên tục bác bỏ các cáo buộc bảo mật, nói rằng Washington đã không cung cấp được bằng chứng.

Nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4 được đồn đoán là chế độ chụp ảnh phức tạp

Nhiều người dùng đã không ngại đưa bình luận khi ông Quảng hé lộ thêm thông tin về nhiếp ảnh điện toán trên Bphone 4. Theo đó, tính năng này được cho là cải tiến nhiều hơn cho các thao tác chụp ảnh phức tạp, bao gồm cả ban đêm.

Kiến nghị của Huawei cho biết lệnh cấm - được áp đặt vào tháng trước đối với công ty và đối thủ Trung Quốc ZTE vì lý do an ninh quốc gia - đã không chứng minh được tuyên bố rằng Huawei là một mối đe dọa và là vi phạm quy trình pháp lý, và do đó là "bất hợp pháp".

"Huawei là một công ty Trung Quốc. Đó là lý do duy nhất (của Washington)", giám đốc pháp lý của Huawei, Song Liuping nói trong một cuộc họp báo tại trụ sở của công ty ở Thâm Quyến.

Đơn kiện lên tòa phúc thẩm Mỹ tại New Orleans sau vụ kiện do Huawei đệ trình vào tháng 3 tuyên bố dự luật quốc phòng năm 2019 của Mỹ "vi hiến" vì cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị, dịch vụ hoặc làm việc với các bên thứ ba là khách hàng của Huawei.

Để đạt được mục tiêu của mình, Huawei cũng tăng chi phí cho các công ty vận động hành lang ở Washington. Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo, Ren Zhengfei, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Huawei, cho biết công ty của ông có thể tồn tại tốt mà không cần Mỹ.

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm Huawei vào danh sách các công ty cấm mua các bộ phận và linh kiện từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.

Khi áp dụng lệnh cấm trợ cấp vào tháng trước, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) Ajit Pai cho biết Huawei và ZTE "có quan hệ chặt chẽ với chính phủ cộng sản và bộ máy quân sự của Trung Quốc", và do đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

FCC cũng đề xuất rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hủy bỏ hoặc thay thế các dịch vụ và thiết bị hiện đang sử dụng do hai công ty Trung Quốc này cung cấp.

Quỹ dịch vụ toàn cầu được sử dụng để trợ cấp cho các dịch vụ và thiết bị viễn thông chủ yếu ở khu vực nông thôn của Hoa Kỳ, một thị trường nơi thiết bị Huawei đã thiết lập sự hiện diện mặc dù áp lực của Mỹ ngày càng tăng đối với công ty.

FCC đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh khẳng định của mình rằng Huawei là mối đe dọa và đã "phớt lờ" các đệ trình của Huawei.

Huawei cho biết lệnh cấm sẽ cản trở kết nối ở các vùng nông thôn của Hoa Kỳ và gây hại cho người tiêu dùng Mỹ. Với việc không được tiếp cận các giải pháp của Huawei, các nhà mạng nhỏ hơn sẽ mất khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet tốc độ cao và đáng tin cậy. Các trường học, bệnh viện và thư viện ở khu vực nông thôn sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, do giảm cạnh tranh trên thị trường thiết bị viễn thông, đặc biệt là trong các mạng 5G tiên tiến, tất cả người dân phải trả giá cao hơn cho các dịch vụ quan trọng này.

Huawei nói rằng hành động của FCC là dựa trên cơ sở thu thập thông tin và các giả định sai lầm. Những hành động không chính đáng này sẽ có tác động tiêu cực sâu sắc đến nhu cầu kết thông tin của người dân Mỹ ở khu vực nông thôn và các khu vực thiếu thông tin khác.

ZTE đã gần sụp đổ vào năm ngoái sau khi các công ty Mỹ bị ngăn không bán cho họ các linh kiện quan trọng. Tổng thống Trump sau đó đã cho phép ZTE tiếp tục nhập khẩu nhưng trong điều kiện rất khó khăn.

Giám đốc tài chính của Huawei, ông Wan Wanzhou, đã bị bắt ở Canada năm ngoái và hiện đang trong quá trình đấu tranh để được dẫn độ về Hoa Kỳ về tội gian lận và âm mưu liên quan đến các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Chiến dịch của Mỹ chống lại Huawei được thúc đẩy bởi Washington lo ngại rằng công ty này là một mối đe dọa an ninh tiềm tàng do nền tảng của người sáng lập và CEO Ren Zhengfei là một cựu kỹ sư quân đội Trung Quốc.

Mối lo ngại đã leo thang khi Huawei đã vươn lên trở thành công ty hàng đầu thế giới về thiết bị mạng viễn thông và là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu, và sau khi Bắc Kinh thông qua luật năm 2017 buộc các công ty Trung Quốc phải hỗ trợ chính phủ trong vấn đề an ninh quốc gia.

Mỹ cảnh báo các quốc gia khác không mua thiết bị viễn thông từ Tập đoàn Huawei và ZTE của Trung Quốc và sẽ sớm rót tiền cho nỗ lực này.

Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) có kế hoạch triển khai một phần ngân sách 60 tỉ USD của mình để giúp các nước đang phát triển và các doanh nghiệp mua thiết bị từ những công ty khác Huawei và ZTE.

Ông Adam Adam Boehler, giám đốc điều hành thứ nhất của DFC, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây: "Mỹ đang rất tập trung vào việc đảm bảo có một sự thay thế khả thi cho Huawei và ZTE. Chúng tôi không muốn các nước nói không. Chúng tôi muốn họ đồng ý với phương án thay thế của Mỹ".

chọn
VKS đề nghị tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 'mức án nghiêm khắc nhất'
TP HCMTheo VKS, bà Trương Mỹ Lan phạm tội có tổ chức trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất".