Huawei 'tố' FCC Hoa Kỳ xử ép

Một tuần trước, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua việc ngăn chặn các nhà mạng nông thôn Mỹ mua các thiết bị mạng Huawei và ZTE từ Quỹ dịch vụ toàn cầu (USF).

Một tuần trước, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua việc ngăn chặn các nhà mạng nông thôn Mỹ mua các thiết bị mạng Huawei và ZTE từ Quỹ dịch vụ toàn cầu (USF).

Huawei “tố” FCC Hoa Kỳ xử ép - Ảnh 1.

Ảnh: PhoneArena

Quỹ USF được quản lý bởi FCC với mục tiêu tài trợ một khoản phí lên tới 8,5 tỷ USD mỗi năm nhằm hỗ trợ cho các nhà mạng ở khu vực nông thôn mua thiết bị từ Huawei và ZTE. Huawei cho rằng FCC muốn tạo ra lợi thế để giúp cho doanh nghiệp viễn thông của Mỹ thâu tóm các hợp đồng béo bở. Hãng tuyên bố sẽ kiện FCC vì phán quyết "vô lý" này.

Cả Huawei và ZTE đều bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ. Nước này cáo buộc các thiết bị của hai công ty viễn thông Trung Quốc có chứa “cửa hậu” để thu thập trái phép thông tin từ các công ty và người dùng Mỹ. Huawei hiện đang là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và ZTE đứng ở vị trí thứ tư. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có mục tiêu ngăn chặn hai công ty này tham gia vào mạng 5G tiên tiến nhất hiện nay ở quốc gia này.

Vấn đề của Mỹ hiện nay là nhiều nhà mang cung cấp dịch vụ internet ở khu vực nông thôn hầu như đang sử dụng thiết bị mạng 2G, 3G và 4G do Huawei cung cấp. Nếu quyết định này được thông qua, nhiều nhà mạng nhỏ sẽ cần đến sự trợ giúp của chính phủ mới có thể duy trì hoạt động. FCC được cho là đang yêu cầu các nhà mạng nông thôn ước tính chi phí thay thế thiết bị của Huawei. Theo FCC dự kiến, quá trình thay thế này sẽ cần đến khoảng 1,89 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ trong vòng hai năm.

Lý do quan trọng nhất khiến các thiết bị của Huawei được các nhà mạng nông thôn Mỹ ưa chuộng là bởi giá cả và điều khoản bán hàng của công ty viễn thông Trung Quốc rất hấp dẫn.

Huawei dự kiến sẽ đệ trình một đơn kiện nhắm vào quyết định của FCC vào tuần tới và đưa ra một thông báo pháp lý tại trụ sở ở Thâm Quyến. Hãng sẽ có 30 ngày để đưa ra các kiến nghị kể từ ngày cơ quan quản lý viễn thông này bỏ phiếu thông qua vào hôm 22/11.

Huawei cũng đang chờ phán quyết về vụ kiện chống lại quyết định cấm cơ quan liên bang mua thiết bị quan trọng từ Huawei và nhiều công ty Trung Quốc khác vào hồi tháng 8 năm nay. Theo phía chính phủ Mỹ, quy định này là việc thực thi lệnh cấm trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng được quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu năm, ngăn chính phủ Hoa Kỳ và các nhà thầu của họ sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE.

Đầu tháng này, CEO đồng sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi tuyên bố rằng công ty có thể thể tồn tại mà không cần đến Hoa Kỳ. Bất chấp lệnh cấm của chính phủ Mỹ, các lô hàng điện thoại thông minh của hãng đã tăng hơn 28% trong quý ba so với cùng kỳ năm ngoái. Huawei với 18% thị phần trên thị trường smartphone toàn cầu hiện đang đang nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Samsung với 21% thị phần.

chọn
Doanh thu bất động sản dự báo tăng 25-50% năm nay
Năm nay, doanh thu của doanh nghiệp địa ốc dự kiến tăng 25-50%, chủ yếu dẫn dắt bởi các chủ đầu tư lớn, theo VIS Rating.