Quy trình thực hiện mua bán nhà đất phải trải qua rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn, quy trình thực hiện cần phải được đảm bảo độ chính xác. Đây được coi là giao dịch lớn trong mọi giao dịch.
Bởi những tài sản liên quan đến nhà đất hầu như đều có giá trị rất lớn. Nếu để xảy ra bất kì một sai sót nào thì cả đôi bên đều có thể gặp phải những tình huống bất lợi cho chính bản thân.
Cụ thể, quy trình thực hiện mua bán nhà đất gồm những công đoạn nào và thực hiện ra sao?
Ảnh minh họa. |
Điều đầu tiên bạn phải cân nhắc đó chính là pháp lí của nhà đất có hợp pháp hay không. Và chất lượng của nhà đất có đảm bảo được những điều kiện đủ hay không. Thỏa mãn được hai điều kiện này thì bạn hãy bắt đầu tiến đến quy trình mua bán nhà đất.
Kiểm tra pháp lí nhà đất tức là hãy kiểm tra những giấy tờ có liên quan đến căn nhà. Chẳng hạn như sổ đỏ, sổ hồng, giấy tờ hợp pháp của nhà đất. Bạn cũng phải kiểm tra xem những giấy tờ ấy đã hợp chuẩn với pháp lí chưa. Những thông tin trên những giấy tờ ấy đã được công chứng và xác nhận hay chưa. Nếu như bạn không thể tự kiểm tra thì có thể cùng người bán đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác nhận thông tin.
Kiểm tra chất lượng của nhà đất bao gồm những việc như an ninh ở nơi này có yên tĩnh hay ồn ào; nguồn nước, nguồn điện nơi này sử dụng có tốt hay không. Và quan trọng hơn đó là tìm hiểu được mục đích tại sao người bán muốn bán tài sản này.
Điều đầu tiên cần thực hiện trong hợp đồng mua bán nhà đất đó chính là đặt cọc. Nếu như bạn đã quyết định mua thì bạn phải đặt cọc cho người bán một số tiền. Số tiền này có thể là do đôi bên cùng thỏa thuận, và được ghi rõ trong hợp đồng. Còn nếu không có sự thống nhất thì thường là 50 hoặc 100 triệu đồng.
Trong hợp đồng sẽ có chữ ký tay chứng minh cho sự chấp nhận của đôi bên. Nếu có điều gì không tin tưởng thì đôi bên có thể nhờ người có thẩm quyền ở nơi đó làm chứng. Sau khi đặt cọc xong 2 bên sẽ hẹn ngày giao dịch cụ thể.
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, các loại hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng cần được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Để công chứng hợp đồng mua bán nhà đất bên mua và bên bán tự chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:
1. Bản chính giấy tờ nhà đất (Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
2. Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán gồm:
- Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng: chứng minh không quá 15 năm và Hộ chiếu không quá 10 năm kể từ ngày cấp);
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn); hoặc Giấy xác nhận độc thân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn);
- Ngoài ra trong trường hợp có uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền phải được công chứng và người được uỷ quyền cũng phải mang bản chính Giấy chưng minh nhân dân/ hộ chiếu và Sổ hộ khẩu;
3. Bản chính các giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế,… (nếu có).
4. Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thông tin mà các bên cung cấp.
Trình tự
1. Các bên mang đầy đủ giấy tờ nêu trên đến phòng/ văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của các bên.
2. Công chứng kiểm tra giấy tờ (nếu hợp lệ) sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên (hoặc theo Hợp đồng mẫu của các bên mang theo).
3. Các bên tiến hành đọc lại, kiểm tra nội dung hợp đồng công chứng soạn.
4. Các bên ký tên, lăn tay vào hợp đồng và công chứng viên công chứng hợp đồng.
5. Các bên đóng lệ phí công chứng và nhận bản chính hợp đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ, giấy tờ không đầy đủ thì công chứng viên yêu cầu bổ sung sau đó mới công chứng. Nếu phát hiện dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể, công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Những trường hợp không làm rõ được có quyền từ chối công chứng.
Đa số các hợp đồng, giao dịch được công chứng ngay trong ngày (khoảng từ 1-2 tiếng tuỳ thuộc vào số lượng khách hàng của phòng công chứng). Còn theo quy định, thời hạn công chứng không quá 2 ngày làm việc. Đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Sau khi công chứng xong và nhận bản chính hợp đồng, đối với các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, góp vốn các bên sẽ nộp thuế và sang tên trước bạ cho người mua, người nhận chuyển nhượng.
Cụ thế các loại thuế, lệ phí phải nộp khi mua bán đất xem tại đây!
Sau khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến Ủy ban nhân dân quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ.
Tại đây, Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sỡ hữu của nhà đất. Và từ lúc này người mua đã thực sự là chủ của nhà đất trong hợp đồng giao dịch. Và đến đây, đôi bên đã có thể kết thúc quá trình mua bán nhà đất.
Những giấy tờ nhà đất đã được đăng ký làm lại thông tin chủ sỡ hữu sẽ được cấp lại vào khoảng từ 30 đến 45 ngày sau kể từ ngày đăng ký thay đổi.
Khai man giá mua bán nhà đất bị xử lý thế nào? Hành vi trốn thuế là một hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, theo đó, tùy vào tính chất ... |
Biểu phí và cách tính phí công chứng mua bán nhà, đất Trong bất kỳ hoạt động mua bán nhà đất nào, dù là đất nền hay chung cư, biệt thự…. Thì người mua và người bán ... |
3 lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất Khi mua bán nhà đất cần phải công chứng, chứng thực giấy tờ để thực hiện giao dịch. Dưới đây là 3 lưu ý khi ... |
Pháp luật 09:47 | 05/06/2019
Pháp luật 15:25 | 20/03/2019
Pháp luật 09:41 | 29/01/2019
Pháp luật 09:08 | 28/11/2018
Pháp luật 12:05 | 08/10/2018
Pháp luật 00:03 | 02/10/2018
Pháp luật 00:07 | 28/09/2018
Pháp luật 05:23 | 14/09/2018