Kiểm tra tốc độ mạng đang sử dụng là một việc làm cần thiết để bạn xác định đúng những gì nhà mạng giới thiệu có đúng với sự thật hay không. Cũng như giúp bạn biết được đường mạng mình đang sử dụng có thật sự đã tốt hay chưa
Speedtest là trang web kiểm tra mạng có thể nói là quá quen thuộc với mọi người, nó không quá xa lạ với anh em đam mê công nghệ. Trang web này cho phép bạn kiểm tra được tốc độ của tất cả các nhà mạng như Viettel, FPT, VNPT... hay thậm chí là cả khi bạn đang dùng mạng 3G hay 4G. Để đo được tốc độ mạng đang sử dụng bạn chỉ việc truy cập vào địa chỉ bên dưới
Website: https://www.speedtest.net/
Tiếp theo, việc của bạn là chỉ ấn GO để nó bắt đầu kiểm tra tốc độ mạng
Trang web sẽ tự tính toán và đo lường tốc độ tải xuống (Download) và tải lên (Upload) của bạn. Cuối cùng, kết quả tổng hợp sẽ được trả về trong thông tin thống kê trên màn hình.
Ngoài speedtest vẫn còn một trang web khác để bạn kiểm tra tốc độ mạng internet đang sử dụng của mình. Các bạn có thể truy cập địa chỉ Speedcheck.org để kiểm tra tốc độ mạng và so sánh kết quả với trang speedtest. Hơn nữa, trang web này còn hỗ trợ tiếng việt chính vì vậy bạn có thể dễ dàng đọc hiểu mọi thông số ngay cả khi bạn không am hiểu về kỹ thuật.
Đầu tiên, truy cập địa theo địa chỉ sau đây: https://www.speedcheck.org/vi/
Tương tự như ở Speedtest, tại trang chủ bạn bấm vào nút Bắt đầu kiểm tra
Sau một vài phút đo lường, trang web cũng sẽ trả về cho bạn kết quả tất cả các thông tin về tốc độ mạng của bạn
Một điều có thể nhiều bạn chưa biết, đó là trên chính window bạn đang sử dụng hàng ngày, bạn vẫn có thể kiểm tra được tốc độ mạng của mình mà không cần thông qua website nào cả.
Đầu tiên các bạn gõ "cmd" trong ô tìm kiếm và ấn Enter để truy cập vào Command Prompt hoặc bạn có thể dùng tổ hợp phím “window+R” rồi gõ “cmd” nhấn ok
Sau khi cửa sổ Command Prompt hiện lên, các bạn gõ tiếp: ping google.com và ấn Enter
Bạn sẽ thấy ứng dụng khởi chạy kèm với các thông số, trong đó :
bytes=32 kích thước mặc định của gói tin khi gửi là 32 bytes.
time: thời gian chờ (độ trễ) của gói tin.
TTL (Time to Live): nếu là hệ điều hành windows thì TTL lớn nhất là 128, hệ điều hành Linux, Unix thì TTL lớn nhất là 64. Mỗi lần đi qua 1 router thì TTL sẽ bị trừ đi 1. Từ lệnh ping các bạn có thể biết được host đó đang chạy hệ điều hành gì, qua bao nhiêu router.
Lost: Nếu giá trị này bằng 0 thì băng thông của bạn không bị nhà mạng bóp.