Huyết thống vẫn thua công dưỡng dục trong những vụ nhầm con

'Không phải huyết thống tạo nên một gia đình', chị Sophie ở Pháp đã từ chối nhận con gái ruột khi phát hiện trao nhầm. 

Trong series phim Switched at Birthhuyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con (Đổi con), hai bé gái vô tình bị trao đổi lúc mới sinh ở viện. Một bé lớn lên trong gia đình giàu có, một bé mất khả năng nghe và lớn lên với người mẹ đơn thân ở một khu phố nghèo. Mọi sự trở nên kịch tính khi một trong hai gia đình phát hiện đứa trẻ họ nuôi không phải con đẻ. Từ đây, hai nhà gặp gỡ và cố gắng sống chung với các con gái.

Nhưng câu chuyện của Sophie với đứa con bị nhầm - Manon - ở Pháp thách thức tất cả những giả định các tiểu thuyết gia lường đến.

Vào năm 1994, khi khi Sophie (hiện 41 tuổi) nhận lại con gái Manon từ lồng ấp vì chứng vàng da, chị có cảm giác tóc của bé dường như mọc quá nhanh. Tuy nhiên, y tá nói rằng "đó là điều thường xảy ra khi chiếu đèn". Ngược lại một người mẹ khác cũng thấy tóc của con mình có vẻ ngắn đi sau thời gian nằm trong lồng ấp và cũng bị y tá "phủ đầu" tương tự.

huyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con
Sophie và con gái nuôi Manon. Con gái ruột của Sophie và gia đình nuôi cô không muốn cuộc sống bị xáo trộn nên chưa từng xuất hiện trên báo chí. Ảnh: Telegraph.

3 năm sau, tóc của Manon xoăn hơn còn da thì màu ô liu, không hề giống cha mẹ. Những người hàng xóm thường nói cô bé là "con người đưa thư". Năm Manon 10 tuổi, mối quan hệ vợ chồng cô sụp đổ, một phần vì người chồng nghi ngờ xuất thân con gái. Trước lúc chia tay, người chồng yêu cầu làm xét nghiệm ADN, để chắc rằng mình không cấp dưỡng "con tu hú".

Sophie tin kết quả sẽ là phao cứu sinh cuối cùng cho mối quan hệ. Không ngờ Manon không phải con gái của chồng cô và cũng chẳng phải của cô. Cuộc điều tra sau đó xác định con ruột của Sophie thực tế lại ở một gia đình khác cách chỗ cô 32 km.

Hai gia đình gặp gỡ. Trong lần đầu tiên gặp Sophie thấy con gái ruột có những điểm tương đồng như màu mắt, mái tóc, khuôn mặt, nụ cười giống chồng cũ. Trong khi đó Manon hạnh phúc vì cuối cùng cũng khám phá ra nơi cô có ngoại hình của mình. Tuy nhiên điều đó cũng khiến cô đau khổ vì "không cảm thấy thuộc về nơi này".

Cả hai gia đình sau đó đưa vụ việc ra tòa, kiện đòi 12 triệu Euro (tương đương hơn 300 tỷ đồng). Trong phiên xử năm 2010, tòa án ghi nhận việc hai nữ y tá đã trao nhầm con. Mãi đến năm 2015, cơ sở y tế gây ra sai phạm mới trả số tiền tổng cộng 1,88 triệu euro (hơn 50 tỷ đồng).

huyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con
Sophie dành tình yêu cho con gái bị trao nhầm của mình, không còn chỗ cho con đẻ nữa.

Sau vài lần qua lại, hai bên gia đình quyết định cắt đứt liên lạc để cuộc sống bình yên như trước. "Chúng tôi cố gắng tạo ra mối liên kết, tìm kiếm vị trí cho những người kia trong cuộc sống của mình, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra. Mọi việc quá đau đớn, vì vậy chúng tôi đành phải đi trên những con đường riêng rẽ", Sophie nói với Telegraph.

Ngược lại, tình cảm của Sophie với Manon trở nên mạnh mẽ hơn. "Không phải huyết thống tạo nên một gia đình. Điều làm nên một gia đình là những gì chúng ta xây dựng với nhau, là những gì chúng ta nói với nhau. Và tôi đã tạo ra mối quan hệ tuyệt vời với con gái không cùng dòng máu với mình", Sophie nói thêm.

Vào năm 1995, ở nước Mỹ cũng gây nên một sai lầm sản khoa nghiêm trọng. Paula sinh con gái Callie ở Trung tâm y tế Đại học Virginia. Ngày hôm sau, cũng ở đây, Kevin và bạn gái Whitney chào đón sự ra đời của con gái mình, Rebecca. Trong khoảng thời gian chỉ hơn một tiếng vào buổi sáng, bé gái của hai gia đình bị hoán đổi cho nhau.

Khi Callie 3 tuổi, thấy con không giống mình nên anh Carlton, bạn trai của Paula đề nghị xét nghiệm ADN. Kết quả khiến họ bất ngờ, khi cô bé không chung dòng máu với ai trong hai người.

Paula điều tra sự việc thì biết Callie thực sự là con của Kevin và Whitney. Tuy nhiên cùng ngày cô thông báo sự việc tới bệnh viện, cũng là ngày Kevin và Whitney cùng 5 người họ hàng và bạn bè đã thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi. Họ không bao giờ biết được đứa trẻ mình đã nuôi nấng suốt 3 năm qua không phải con mình...

huyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con
Rebecca (phải) và dì nuôi - người hiện tại kết hôn với cha sinh học của cô.

Paula quyết định kiện lên toà án đòi nuôi cả hai đứa trẻ. Tuy nhiên, ông bà nuôi Rebecca kiên quyết giữ cô bé. Sau 3 năm kiện tụng, thẩm phán ra quyết định hai cô bé sẽ ở lại với gia đình đang nuôi mình đến khi đủ lớn để ra quyết định.

Thời gian đầu, Rebecca đến thăm Paula một ngày cuối tuần trong tháng, 3 tuần vào mùa hè và các ngày lễ. Một sự sắp xếp tương tự đã được đặt ra cho Callie đến thăm ông bà sinh học của mình. Tuy nhiên, cả hai quá mệt mỏi với 4 tiếng di chuyển, trong khi không thấy tình cảm được cải thiện. Về sau, Rebecca cắt đứt đi lại với mẹ ruột, Paula.

Còn với Callie, hiện là một đầu bếp đang sống ở bang Virginia, mẹ Paula là "người mẹ và người bạn tốt nhất" của cô.

huyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con
Chị Paula cùng con gái nuôi Callie. Mặc dù muốn nuôi con gái ruột nhưng đến nay chị đã thất bại trong việc gần gũi con.

Tuy nhiên, Rebecca lại thân với cha sinh học của mình, Carlton. Trong những lần thăm nhau, anh Carlton đã nảy sinh tình cảm với dì nuôi con gái. Họ sau đó kết hôn, sinh thêm các con cái và cùng nuôi Rebecca khôn lớn.

Hai gia đình cũng kiện Trung tâm y tế Đại học Virginia, yêu cầu được bồi thường 32 triệu đôla (hơn 700 tỷ đồng) và nhận được 1,2 triệu đô la (hơn 27 tỷ đồng).

"Tôi không cam lòng việc mình không có mối quan hệ với đứa con sinh học của mình. Tôi giận bệnh viện vì điều duy nhất tôi từng yêu cầu là họ xin lỗi nhưng không được. Tôi cũng giận vợ chồng Kevin và Whitney vì không còn sống để biết con gái Callie xinh đẹp của họ", chị Paula nói với Huffingtonpost.

XEM THÊM

huyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con Gia đình muốn hai bé bị trao nhầm về sống chung một nhà

Gia đình chị Hương nhất trí với đề xuất từ nhà anh Sơn, rằng sắp tới sẽ để hai bé sống cùng một nhà, cùng ...

huyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: 'Đừng để trẻ nghĩ mình bị nhấc sang một gia đình mới'

Sau vụ trao nhầm con ở Ba Vì, PGS.TS tâm lý học Dương Hải Hưng - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay: “Khi ...

huyet thong van thua cong duong duc trong nhung vu nham con 5 điều bố mẹ nên làm để tránh bị trao nhầm con tại viện

Ghi nhớ rõ các đặc điểm của bé giúp bố mẹ phòng tránh sự cố trao nhầm con khi sinh nở tại bệnh viện.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.