Kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh năm 2023 gặp khó do thị trường ảm đạm

KBSV dự báo sản lượng tiêu thụ quý IV của Nhựa Bình Minh giảm 8,9% so với cùng kỳ do thị trường bất động sản và xây dựng hiện đang khó khăn và giá bán được điểu chỉnh tăng 3% so với quý IV/2021.

Kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh năm 2023 gặp khó

Trong báo cáo cập nhật về CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP), Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo sản lượng tiêu thụ quý IV đạt gần 24.000 tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ do thị trường bất động sản và xây dựng (BĐS & XD) hiện đang khó khăn và giá bán được điểu chỉnh tăng 3% so với quý IV/2021 nhưng giảm 5,5% so với quý III/2022 để hỗ trợ doanh thu trong bối cảnh nhu cầu giảm.

Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt mức 26,8%, cao hơn mức 20,2% của quý IV/2021 nhờ giá bán tăng và giá PVC giảm. Theo đó, kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh năm 2022 tích cực, doanh thu đạt 5.734 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 579 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 170% so với năm 2021 và tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 26%.

Đối với năm 2023, KBSV dự báo kết quả kinh doanh kém khả quan hơn, bởi nhu cầu ống nước phụ thuộc vào diễn biến của thị trường thị trường BĐS & XD và triển vọng tăng trưởng kinh tế. KBSV cho rằng thị trường BĐS & XD tiếp tục ảm đạm bởi quy định kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào BĐS và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp áp lực đáo hạn lớn, nhất là giai đoạn giữa năm trong khi phần lớn trái phiếu do các doanh nghiệp BĐS phát hành. Cùng với đó, thị trường BĐS & XD ảnh hưởng bởi mặt bằng lãi suất tăng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như thế giới chậm lại.

Theo đó, KBSV giảm dự phóng sản lượng tiêu thụ xuống mức 96,4 triệu tấn, giảm 1,3% so với năm 2022. Bên cạnh đó, chiết khấu thanh toán tiếp tục được dự phóng ở mức cao theo doanh thu để duy trì thị phần. Ngành ống nhựa xây dựng có sự khác biệt về sản phẩm thấp, do đó chiết khấu bán hàng và giá bán là công cụ cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng để dành thị phần.

Dự kiến sản lượng phục hồi từ năm 2024

Sang năm 2024, KBSV kỳ vọng thị trường BĐS & XD dần hồi phục nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như có giải pháp cải thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh và dòng vốn FDI đăng kí mới bắt đầu cải thiện. Theo đó, KBSV dự báo năm 2024, Nhựa Bình Minh đạt doanh thu 5,928 tỷ đồng, lợi nhuận 592 tỷ đồng, tăng tương ứng 12% và 11% so với năm 2023, sản lượng đạt 104 triệu tấn, tăng 8%.

Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều tiềm năng bởi tiềm năng tăng trưởng kinh tế khả quan của Việt Nam trong dài hạn cùng kỳ vọng đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI có xu hướng dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang Việt Nam khi Việt Nam vẫn đang là điểm đến lý tưởng và việc đồng CNY rớt giá mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh, trong khi đồng VND đang được kiểm soát ổn định hơn.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), cơ cấu ngành nhựa sẽ có xu hướng giảm dần tỷ trọng nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật.

 

Giá PVC hiện đã giảm mạnh về vùng thấp nhất giai đoạn 2016 – 2022, tương ứng giảm khoảng 35% so với trung bình năm 2021 và 60% so với đỉnh cao nhất chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm tại Trung Quốc.

Năm 2023, KBSV dự báo giá PVC hồi phục lên mức trung bình 1.050 USD/tấn do kỳ vọng nhu cầu PVC cải thiện từ thị trường Trung Quốc sau khi Trung Quốc dần nới lỏng các quy định giãn cách, thị trường BĐS & XD Trung Quốc hồi phục sau khi Chính phủ công bố nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường để vực dậy nền kinh tế. Mặc dù vậy, đây vẫn là mức giá trung bình trong lịch sử và đảm bảo biên lợi nhuận vẫn ở mức tốt.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.