Khảo sát, tìm giải pháp hỗ trợ phát triển trường mầm non trong KCN tại TPHCM

Ngày 1/2, đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa làm trưởng đoàn đã làm việc với TP.HCM về việc kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non và khảo sát liên ngành tình hình trường lớp mầm non (MN) ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX).
khao sat tim giai phap ho tro phat trien truong mam non trong kcn tai tphcm
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng đoàn công tác thăm bếp ăn của Trường MN Mặt trời nhỏ

Thứ trưởng cùng đoàn đã thăm và làm việc với Trường MN Mặt trời nhỏ trên địa bàn quận Bình Tân. Đây là trường MN được xây dựng dành riêng cho việc gửi con của công nhân, do công ty Công ty PouYuen đóng trên địa bàn quận đầu tư với khoảng 2,5 triệu USD.

khao sat tim giai phap ho tro phat trien truong mam non trong kcn tai tphcm

Các em nhỏ tại Trường MN Mặt trời nhỏ được chăm sóc tốt để các công nhân yên tâm làm việc

Hiện trường có khoảng 700 trẻ là con của công nhân đang làm việc tại các nhà máy của công ty. Trường giữ trẻ từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, giờ giữ trẻ từ 6h30 đến 17h30. Phụ huynh gửi con ngoài giờ sẽ phải trả với chi phí 10 ngàn đồng/tiếng.

khao sat tim giai phap ho tro phat trien truong mam non trong kcn tai tphcm

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tại buổi làm việc với Trường MN Mặt trời nhỏ, đại diện công ty PouYeun cùng đại diện UBND quận Bình Tân

Với quy mô trường chỉ có thể nhận khoảng 700 trẻ nên công đoàn công ty đã ưu tiên cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mẹ đơn thân hoặc gia đình có hai vợ chồng cùng làm việc tại nhà máy của công ty (từ 3 năm trở lên)… Những trẻ không thuộc diện ưu tiên học tại đây là con em của công nhân sẽ được công ty hỗ trợ 150 ngàn đồng/tháng.

Tại đây Thứ trưởng đã hoan nghênh cách làm của công ty PouYeun, đồng thời có những trao đổi, chia sẻ, kinh nghiệm, kiến nghị của công ty và ban giám đốc trường về xây dựng mô hình trường MN cho con em công nhân.

khao sat tim giai phap ho tro phat trien truong mam non trong kcn tai tphcm

Đoàn công tác chụp hình lưu niệm với ban giám đốc, ban giám hiệu nhà trường và các trẻ ở Trường MN Mặt trời nhỏ

Thứ trưởng cùng đoàn cũng đi thăm nhóm trẻ Thỏ Bông trên địa bàn quận trước khi có buổi làm việc với UBND quận Bình Tân với nội dung nói trên.

Theo báo cáo nhanh của ông Đỗ Đình Thiện, Phó Chủ tịch UBND quận, hiện toàn quận có 348 cơ sở GD MN, trong đó có 22 trường công lập, 64 trường ngoài công lập và 262 nhóm lớp.

Với số trường lớp này đã cơ bản giải quyết chỗ học cho trẻ MN là 32.205/39.493, tỷ lệ huy động trẻ đạt 81.7%. Quận hiện có 2 KCN và công ty Pou Yuen Việt Nam (100% vốn nước ngoài). Trong đó tổng số trường MN xây dựng phục vụ cho con em công nhân làm việc tại KCN-KCX là 4 trường.

khao sat tim giai phap ho tro phat trien truong mam non trong kcn tai tphcm

Đoàn công tác làm việc tại UBND quận Bình Tân

Tại đây, đoàn công tác và đại diện UBND, Phòng GD&ĐT quận Bình Tân cũng có những trao đổi liên quan đến vấn đề như: Nhu cầu giữ trẻ dưới 6 tháng tuổi trên địa bàn, quy trình, thể thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các doanh nghiệp xây trường, chế độ cho các giáo viên giữ trẻ ngoài giờ, công tác xã hội hóa, vay vốn ưu đãi cho việc xây trường NCL, chính sách thu hút giáo viên MN…

Thứ trưởng cũng yêu cầu quận: Khuyến khích và có những chích sách ưu tiên cho việc xây dựng trường ngoài công lập, tăng cường xã hội hóa giáo dục MN...

Khuyến khích các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn hỗ trợ cho công nhân nữ như xây dựng trường, hoặc hỗ trợ con em công nhân ở độ tuổi MN một khoản tiền như một số công ty đang thực hiện ở địa bàn. Quận quan tâm hơn nữa việc quy hoạch trường lớp gắn với nhà ở công nhân, công tác dự báo trẻ...

Mặc dù có thí điểm giữ trẻ ngoài giờ nhưng chưa hiệu quả vì vậy, quận cũng nên khảo sát thêm các công ty về ca kíp công nhân, sau đó có thể thí điểm việc giữ trẻ ngoài giờ theo ca, ưu tiên số đông.

Những trường có cơ sở vật chất tốt, có thể linh hoạt tăng số lớp lên để đảm bảo việc trông giữ trẻ là con em của công nhân.

Chiều 1/2, đoàn công tác có buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM về vấn đề nói trên.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.