Khổ sở vì bụi từ các 'đại công trường'

Trong những ngày giữa tháng 12, khi Hà Nội “đau đầu” vì chỉ số ô nhiễm bụi mịn luôn ở mức cảnh báo nguy hiểm thì việc thi công trên tuyến đường cũng khiến người dân bức xúc bởi công nhân dùng máy thổi bụi công suất lớn, thổi thẳng bụi vào người đi đường.
Khổ sở vì bụi từ các 'đại công trường' - Ảnh 1.

Thổi bụi thi công đường trên Đại Lộ Thăng Long

Dự án cải tạo, sửa chữa đường Nguyễn Trãi dài khoảng 4km (Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư) chỉ thi công trong khoảng thời gian từ 22h đêm đến 5h sáng hôm sau. Tuy nhiên, công nhân dùng máy thổi bụi công suất lớn làm sạch đường trước khi trải nhựa khiến bụi bay thẳng vào người đi đường.

Máy thổi công suất lớn khiến bụi bặm bay mù mịt khắp đoạn đường, người dân đi qua như bị tra tấn.

Bà Nguyễn Thị Yến (ngõ 65 Hạ Đình) bức xúc vì cách làm việc của đơn vị thi công và đặt câu hỏi: “Tại sao không dùng máy hút bụi công nghiệp để hút bụi mà phải thổi? Tôi không thể nào hiểu nổi khi công nghệ xây dựng phát triển mà còn áp dụng hình thức này”.

Không chỉ dùng trong xây dựng, khu vực quận Ba Đình, Hai Bà Trưng vào một số buổi tối có xuất hiện công nhân dùng máy thổi trên vỉa hè. Trong khi đó, còn nhiều dự án khác đang được tiến hành: Đường vành đai 2 (quận Hai Bà Trưng); đường Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy), Tố Hữu, Nguyễn Trãi (Hà Đông)…  Theo tìm hiểu của PV, máy thổi bụi được sử dụng để thổi lá trên vỉa hè xuống đường để các xe quét hút dọn dẹp.

Các doanh nghiệp vệ sinh môi trường trong 2 năm gần đây đã sử dụng thiết bị này để thay thế chổi tre. Theo một cán bộ thuộc đơn vị vệ sinh môi trường, máy thổi năng suất cao gấp cả chục lần so với sử dụng chổi tre. Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận: “Lực thổi của máy là rất lớn, nhiều công nhân làm ẩu khiến bụi tung mù mịt. Gần như 100% người dân không đồng tình sử dụng máy này bởi tiếng kêu quá lớn và gây bụi nên đơn vị chỉ thực hiện được ở 1 số địa điểm vắng, vỉa hè rộng”.

Cũng theo vị cán bộ này, đối với các công trình giao thông, thổi bụi là quy trình bắt buộc trong việc làm đường. Sau khi cào bóc bắt buộc phải thổi bụi để làm sạch bề mặt mới đảm bảo độ bám dính của nhựa đường. Thổi bụi chỉ tiến hành vào ban đêm, không thể thổi về phía nhà dân được nên đành thổi về phía đường.

Ông Vũ Đức Giang, Phó Giám đốc Ban Quản lý duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cho biết, tới đây ban sẽ đề xuất với Sở GTVT Hà Nội, kiến nghị UBND thành phố đưa vào quy trình bắt buộc khi dự thầu thi công cải tạo, duy tu đường phải có công nghệ máy vừa thổi vừa hút bụi.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.