Không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, chồng sẽ bị phạt?

Nếu người chồng có hành vi cấm đoán, ngăn cản vợ về thăm bố mẹ đẻ, kể cả trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nhằm gây áp lực tâm lý thường xuyên đối với người vợ sẽ bị xử phạt.

Theo quy định tại mục 1 Chương III Luật Hôn nhân và gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

khong cho vo ve nha ngoai an tet nguyen dan ky hoi 2019 chong se bi phat
Ảnh minh họa.

Cấm về thăm bố mẹ dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 là bạo lực gia đình?

Điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nghiêm cấm hành vi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định một số hành vi bạo lực gia đình gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng với mỗi hành vi vi phạm.

Theo đó, nếu người chồng có hành vi cấm đoán, ngăn cản vợ về thăm bố mẹ đẻ, kể cả trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nhằm gây áp lực tâm lý thường xuyên đối với người vợ sẽ chịu mức phạt nêu trên.

Ngược lại, nếu vợ cấm đoán chồng gặp gỡ người thân, bạn bè cũng với mục đích gây áp lực tâm lý đến người chồng thì cũng sẽ chịu mức phạt tương tự.

Đối với hành vi bạo hành xâm hại sức khỏe thành viên gia đình, Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi: sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Nếu việc bạo hành nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng với hành vi vi phạm, chẳng hạn như tội Cố ý gây thương tích, tội Hành hạ người khác…

"Tội bất hiếu" bị phạt đến 2 triệu đồng

Người mang "tội bất hiếu" sẽ bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể, Điều 50 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi: Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Chồng chửi vợ sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng

Về phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định 167 có quy định xử phạt đối với hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình. Theo đó, chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng sẽ bị phạt tiền đến 1 triệu đồng. Cụ thể, Điều 51 của Nghị định quy đình phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với người có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

khong cho vo ve nha ngoai an tet nguyen dan ky hoi 2019 chong se bi phat Tiền thưởng Tết 2019 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Hằng năm, Nhà nước vẫn có các cơ chế nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thưởng Tết cho người lao động.

khong cho vo ve nha ngoai an tet nguyen dan ky hoi 2019 chong se bi phat Đuổi việc người lao động để tránh thưởng Tết 2019 bị xử lý ra sao?

Trường hợp doanh nghiệp, cơ quan lợi dụng việc sa thải người lao động trái pháp luật để giảm bớt chi phí thưởng Tết thì ...

khong cho vo ve nha ngoai an tet nguyen dan ky hoi 2019 chong se bi phat Mức thưởng Tết 2019 là bao nhiêu?

Mức thưởng Tết 2019 nói riêng và mức thưởng Tết hằng năm cho người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết định dựa vào tình ...

khong cho vo ve nha ngoai an tet nguyen dan ky hoi 2019 chong se bi phat Tiền thưởng Tết 2019 có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Thưởng Tết cũng là một dạng của tiền thưởng, chính vì vậy sẽ căn cứ quy định về tiền thưởng để thưởng Tết cho người ...

khong cho vo ve nha ngoai an tet nguyen dan ky hoi 2019 chong se bi phat Lương, thưởng Tết 2019 được tính như thế nào?

Tết càng đến gần, đối với người lao động, bên cạnh mối bận tâm về công việc, thời gian nghỉ Tết thì tiền lương, tiền ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.