LTS: GS.TSKH Đỗ Đức Thái vừa có một số ý kiến chia sẻ tại hội thảo "Thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới" diễn ra tại ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tôi quan niệm thế này, để tập huấn hiệu quả thì phải có hai chiều. Chiều thứ nhất, người nói nói gì đến giáo viên hiệu quả, chiều thứ hai là người giáo viên tiểu học muốn được nghe cái gì là hiệu quả. Hai điều này đôi lúc không đồng nhất.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái, chủ biên chương trình GDPT mới môn Toán. Ảnh: Đình Tuệ.
Nếu tôi là người đi tập huấn giáo viên tiểu học về Toán, thì tôi muốn nói đến họ cái gì và cái gì tôi cho là hiệu quả. Vì tập huấn không dài, dài lắm 2 ngày, mỗi buổi kéo dài khoảng 3 - 3,5 tiếng đồng hồ.
Tôi muốn nói điều đầu tiên tôi lấn sân về chương trình GDPT tổng thể là khung toàn bộ giáo dục phổ thông sau năm 2020, ý tưởng là gì, triết lý là gì, quan trọng nhất là gì?
Ví dụ, GS Nguyễn Minh Thuyết nói quan trọng nhất không phải là biết mà là biến cái biết đó thành cái gì? Kiến thức không mất đi mà phải biến thành hành động chứ nếu chỉ phục vụ cho kì thi là không ăn thua.
Sau bức tranh chung, ngôi nhà chung của toàn bộ chương trình GDPT thì tôi sẽ nói cho học nghe về '1 căn phòng riêng' là chương trình môn Toán.
Nói cho giáo viên hiểu được, dù là tiểu học hay cấp học nào họ cũng hiểu được ý tưởng thì sẽ tạo ra cho họ niềm tin. Điều này là vô cùng quan trọng. Cải cách nhanh nhất trong giáo dục đó là đi từ từ, không thể có bước đốt cháy giai đoạn trong cải cách giáo dục.
Con đường xưa em vẫn đi, nhưng em đi thêm một vài ngách nữa, chỗ nào cong quá uốn thêm một chút. Chúng ta không thể đuổi 400.000 giáo viên tiểu học để đòi hỏi một lúc 400.000 con người mới hoàn toàn có thể truyền tải những nét tươi mới của chương trình GDPT mới. Đó là điều hoang đường ở tất cả các nơi trên thế giới.
Tôi cố gắng chia sẻ khi làm chương trình môn Toán triết lý ngắn gọn dễ hiểu, về cơ bản phần đi thêm là chỗ nào. Sau đó tôi giải thích về nội dung và cuối cùng là đổi mới cách dạy học. Tôi rất sợ các thầy trong tập huấn kẻ hai bảng, cột 1 là lớp 1, lớp 6 hiện hành, cột 2 là chương trình mới.
Các thầy thấy bên tay trái là chương trình thế này, chỗ này thế kia, chỗ kia thêm vào. Tập huấn như thế chúng ta đã 'giết chết' chương trình Toán ngay từ trong trứng. Vấn đề không phải nội dung, không phải chỗ thò ra thụt vào mà là vấn đề đã được thiết kế theo một ý tưởng khác và giáo viên phải thấy rõ ý tưởng thiết kế mới.
Chiều thứ hai, người giáo viên ước muốn được nghe thấy gì, người giáo viên không muốn nghe những điều cao xa nhưng thực tế tập huấn cho giáo viên Hà Nội lại ngược lại.
Các đại biểu, giáo viên tham dự hội thảo về tập huấn giáo viên. Ảnh: Đình Tuệ.
Khi thực nghiệm tại trường, người giáo viên của chúng ta không phải là quá kém về vốn hiểu biết trong đầu và kĩ năng dạy học. Họ kém là hiểu biết về chương trình GDPT mới, con đường môn Toán sẽ trôi theo chương trình nào, đi về đâu, cắm đến ngọn hải đăng nào.
Người giáo viên tiểu học rất muốn nghe, trình độ giáo viên tiểu học nói chung, tôi nghĩ là chưa cao. Cái họ muốn nghe là dạy như thế nào, các thầy cầm tay chỉ việc, bài khó dạy thế nào, kiến thức mới thì mạch xác xuất thống kê đưa vào lớp 2 thì tiểu học dạy thế nào. Những vấn đề này hơi khó nói vì người giáo viên dạy phải theo SGK và trước mặt phải có quyển sách.
Vấn đề thứ 2 phải tạo cho được là SGK chỉ là 1 công cụ phương tiện dạy học khác với SGK ngày xưa rất nhiều, thậm chí ko cần SGK cũng được. Phải phân tích chương trình, tự hiểu chương trình sau đó tự quy ra năng lực sẵn có trong con người mình để triển khai chương trình mới. Chúng ta cố gắng cảm thông cho giáo viên chuyện đó.
Còn bước tập huấn cho SGK là công việc của nhà xuất bản khi muốn bán SGK cho nhà trường thì phải đi tập huấn. Lý tưởng nhất chúng ta sẽ không còn SGK nữa, mỗi người giáo viên tự có một quyển sách giáo khoa cho mình.
Cuối cùng là cái họ muốn nghe nhưng tôi không bao giờ dám trả lời đó là thi thử thế nào? Còn cứ thi như tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội thì chương trình môn Toán sẽ 'chết từ trong trứng'. Còn thi như thế thì sẽ dạy như thế và sẽ học như thế.
Thứ 7 tuần trước, tôi thấy thi vào lớp 6 trường phổ thông chuyên ngữ, đó là kì thi khó ngang với tuyển sinh vào ĐH Harvard, chúng ta còn học như thế thì không bao giờ thay đổi được giáo dục.
Khổng Tử có nói muốn đào tạo hiền tài nguyên khí thì phải trong như ngọc. Trường Amsterdam có số thí sinh có điểm 10 tổng kết lớp 1 - 5 nhiều vô kể. Ngày xưa tôi đi học rất giỏi nhưng cũng không làm được như thế. Chúng ta làm 'hàng fake' từ nhỏ.