Khu đô thị Tây Bắc TP HCM trong tương lai

Qui hoạch mới của Khu đô thị Tây Bắc tạo điều kiện cho 57.000 người dân sống hai bên quốc lộ 22 xây dựng, sửa chữa nhà cửa khi có nhu cầu.

UBND TP HCM vừa giao nhiệm vụ cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh qui hoạch Khu đô thị Tây Bắc có diện tích hơn 6.000 ha, bao gồm xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn); các xã Tân An Hội, Phước Hiệp, Tân Phú Trung, Tân Thông Hội và thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi). 

Phía Đông Bắc khu đô thị tiếp giáp quốc lộ 22, phía Tây Bắc giáp Khu liên hợp xử chất thải rắn Tây Bắc, phía Đông Nam giáp kênh An Hạ (Hóc Môn), phía Tây Nam giáp kênh Thầy Cai.

Khu đô thị sẽ là trung tâm cấp thành phố với các chức năng: dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí. Dân số qui hoạch đến năm 2025 là 300.000 người.

Khu đô thị Tây Bắc TP HCM trong tương lai - Ảnh 1.

Khu đô thị Tây Bắc được điều chỉnh dựa trên bản đồ cũ này.

Khu đô thị mới hướng đến sự hiện đại với đầy đủ chức năng, đảm bảo đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật thu hút các nhà đầu tư. Các công trình cao tầng được ưu tiên bố trí cạnh trục giao thông chính như: trục song hành quốc lộ 22, dọc tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương - Củ Chi)...

Khu vực tiếp giáp kênh Đông và các kênh 5, 6, 7, 8 sẽ phát huy ưu thế địa hình sông nước, tạo không gian mở, hài hòa với cảnh quan chung của khu vực; phát triển mô hình nhà vườn với mật độ xây dựng thấp. Các công trình cao tầng được bố trí lùi dần ra phía sau, theo nguyên tắc cao dần về phía bên trong so với khu vực gần kênh, rạch. 

Ngoài ra, dọc các tuyến kênh này sẽ nghiên cứu làm các tuyến đường giao thông ven sông, kênh, rạch... có kết nối với mạng giao thông toàn khu vực, phù hợp với cảnh quan bờ sông, kênh.

Theo ông Vũ Trung Hưng (Phó trưởng phòng Quản qui hoạch chung, Sở qui hoạch – Kiến trúc, thành viên tham gia điều chỉnh qui hoạch), qui hoạch mới tập trung giải quyết những kiến nghị của người dân nằm trong ranh qui hoạch khu đô thị. 

Hồi năm 2010 thành phố có định hướng xây dựng khu đô thị nhưng do nguồn lực đầu tư hạ tầng còn hạn chế nên chưa triển khai. Điều này ảnh hưởng đến khoảng 57.000 người dân ở 1.640 ha dọc quốc lộ 22. Họ gặp khó khăn trong việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, chuyển nhượng đất đai...

"Đồ án qui hoạch phân khu lần này được phê duyệt là cơ sở triển khai các dự án đầu tư và người dân sẽ được sửa chữa, xây dựng nhà cửa khi có nhu cầu chứ không bị treo như lâu nay", ông Hưng nói và cho biết qui hoạch mới sẽ hạn chế sự xáo động, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư hiện hữu.

Khu dân cư hiện hữu sẽ được cải tạo chính trang theo hướng bố trí nhà ở thấp tầng, tổ chức mô hình nhà ở kết hợp thương mại – dịch vụ cao tầng tại các khu vực lân cận nhà ga metro và dọc theo các trục giao thông chính.

Khu đô thị Tây Bắc TP HCM trong tương lai - Ảnh 2.

Ông Vũ Trung Hưng nói rằng, lần điều chỉnh qui hoạch này TP HCM hướng đến quyền lợi của người dân. (Ảnh: Hà An).

Theo tìm hiểu của VnExpress, những vướng mắc và khó khăn đã được người dân phản ánh với chính quyền thành phố trong nhiều năm. Thành ủy và UBND thành phố đã giao Sở Qui hoạch – Kiến trúc và Ban Quản khu đô thị Tây Bắc phải có hướng và tìm cách tháo gỡ.

Do đó, trong lần điều chỉnh này, thành phố tính đến việc tách ranh, đưa phần hạ tầng nhà cửa hiện hữu ra ngoài qui hoạch nhưng vẫn tồn tại song song với khu đô thị. Nhà ở của người dân sau khi tách ranh sẽ được hưởng quy chế quản như các khu đô thị khác mà vẫn được sử dụng hạ tầng, đường sá, công trình công cộng... của Khu đô thị Tây Bắc.

Đồ án qui hoạch Khu đô thị Tây Bắc thực hiện theo Quyết định 24 của Thủ tướng năm 2010 phát triển TP HCM theo mô hình đa cực – tức là có nhiều trung tâm. Khu nội đô hiện tại sẽ cải tạo lại và phát triển các không gian ngầm quanh khu vực nhà ga metro thành các trung tâm thương mại, tiện ích gắn với phương tiện công cộng. Đồng thời, thành phố sẽ phát triển thêm về 4 hướng. Hai hướng chính về phía Đông và Nam; phía Tây Bắc sẽ xây khu đô thị mới...

Khu Tây Bắc được cho là có địa chất, thổ nhưỡng tốt, ít bị ảnh hưởng khi có tác động của biến đổi khí hậu. Một số nhà nghiên cứu xã hội học và chuyên gia cho rằng, trong điều chỉnh qui hoạch chung của thành phố sắp tới, nên đặt hướng phát triển về phía Tây Bắc. Điều này cũng nằm trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh, khu chức năng, xung quanh trung tâm hiện hữu nhằm giãn dân, gánh vác bớt sự quá tải dân cư ở nội thành.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.