Khủng hoảng tuổi 30

Bên cạnh khủng hoảng tuổi lên 3, tuổi dậy thì và tuổi trung niên, phụ nữ nói riêng và cả hai giới nói chung thường "bỏ quên" mất một giai đoạn khủng hoảng quan trọng trong cuộc đời: Khủng hoảng tuổi 30.
khung hoang tuoi 30
Khủng hoảng tuổi 30 đến với cả hai giới, phụ nữ thường sẽ là đối tượng bị áp lực hơn đàn ông khi ở độ tuổi này. (Ảnh: Pinterest)

"Tôi cảm thấy mệt mỏi vì không kiếm ra tiền nuôi gia đình", "Tôi cảm thấy quá áp lực khi phải chung sống với nhà chồng, tôi chưa có kinh tế để có thể ở riêng", "Sau khi sinh đứa thứ hai, tôi không còn thiết tha đến chuyện ấy", "Tôi chưa có đủ tiền và điều kiện để kết hôn"... Ai đã từng thốt lên những câu nói như vậy chưa? Ở độ tuổi chông chênh 30, đây là những lời tâm sự mà tôi được nghe nhiều nhất. Và chính tôi cũng thường xuyên cám cảnh cuộc đời mình khi ở độ tuổi 30, sau khi tạm "chạy thoát" được nó, tôi gọi thời gian này là "khủng hoảng đệm".

Chúng ta thường nghe nói đến khủng hoảng tuổi trung niên và chắc chắn những người đang đọc bài này đã trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba, và có thể là tuổi dậy thì. Khủng hoảng đệm đến với một người ở độ tuổi 30 khá dữ dội, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, họ lờ đi những thay đổi về tâm sinh lý của bản thân và hay đổ lỗi cho khách quan rằng "ai cũng thế".

Thực tế, ai cũng bước qua giai đoạn khủng khoảng đệm này để thích nghi với một cuộc sống mới. Tùy vào từng hoàn cảnh mà các trạng thái khủng hoảng diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số các dấu hiệu khủng hoàng tuổi 30 như sau:

Khủng hoảng kết hôn

Ai đó nói "hôn nhân là nấm mồ của tình yêu" chắc hẳn là một người đã trải qua khủng hoảng đệm, thậm chí từ độ tuổi 30 anh ta/ cô ta "khủng hoảng" đến cả cuộc đời vì đã trót kết hôn. Cuộc sống gia đình mới với quá nhiều trách nhiệm dồn lên vai, "những đứa trẻ" ở tuổi 28-30 bị buộc phải trưởng thành dù chủ động hay thụ động.

Với vai trò của người chồng, người vợ, người con dâu con rể... với hàng loạt các mối quan hệ mơ hồ, không giúp ích trực tiếp cho cuộc sống của hai vợ chồng nhưng nếu chúng ta lơ là là lập tức bị quy tội vô trách nhiệm. Văn hóa - tư duy Á đông luôn luôn đặt lễ giáo - phép tắc làm đầu. Tội vô trách nhiệm là một "tội" to nhất trong hôn nhân, ngang với tội ngoại tình - bất tài, bất hiếu. Mà trách nhiệm thì không bao gồm việc chỉ cần trách nhiệm với người hôn phối mà cần phải trách nhiệm với bố mẹ, họ hàng, dòng tộc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến vợ chồng mới chung sống thường lục đục, mâu thuẫn.

Khủng hoảng kinh tế

Thời điểm nào chúng ta tiêu nhiều nhất? Đó chính là độ tuổi 30. Theo khảo sát thì việc kết hôn, du lịch, chi phí mua sắm trang trí nhà cửa, chăm sóc con cái, mua nhà trả góp... đã ngốn hết số thu nhập của mọi người ở độ tuổi này.

Không chỉ thế, những khoản chi phí riêng tư cho gia đình hai bên hoặc chi tiêu cá nhân cũng khiến cho những khoản tiền không cánh mà bay. Mức thu nhập thì không thể tăng vọt trong khi mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc càng ngày càng tăng cao, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến vợ chồng stress hoặc chính các cá nhân còn độc thân cũng cảm thấy mệt mỏi.

khung hoang tuoi 30
Ở độ tuổi 30, khủng hoảng tâm lí của phụ nữ trở nên dữ dội và sâu sắc. Rất nhiều người đã rơi vào trạng thái trầm cảm vì không vượt qua được những áp lực mà họ gặp phải (Ảnh: GRP)

Khủng hoảng tâm lí

Đây là thời điểm vàng để kết hôn với cả nam và nữ giới. Song song cùng với hai khủng hoảng phía trên, thì khủng hoảng tâm lí được coi là đòn giáng mạnh nhất để hai giới (đặc biệt là phụ nữ) có thể chuyển mình sống tích cực hơn hoặc cũng có thể tệ hơn.

Lúc này, áp lực làm mẹ, làm vợ, làm chồng, làm cha, kiếm tiền, áp lực góc nhìn xã hội, công việc... bủa vây. Phụ nữ sẽ gặp thêm một khủng hoảng nữa đó là khủng hoảng sinh lý. Trước và sau sinh, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt giai đoạn sau sinh, nhu cầu sex của phụ nữ giảm rất nhiều, thay vào đó nhu cầu chăm sóc con cái sẽ tăng lên, nếu người chồng không thấu hiểu và chia sẻ thì người vợ rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Làm gì để vượt qua khủng hoảng tuổi 30?

"Keep calm" là một cụm từ luôn đúng trong mọi trường hợp. Mọi việc chỉ có thể xử lí ổn thỏa khi chúng ta giữ bình tĩnh.

Ở độ tuổi này, đa phần hai giới đều đã có những suy nghĩ về trách nhiệm, về hành vi. Chưa thể nói đây là độ tuổi trưởng thành, chín chắn của con người mà chỉ nên coi đó là bước đệm để tiến đến một "cảnh giới" về lối sống. Sau khi vượt qua giai đoạn này, chúng ta có thể trưởng thành hơn rất nhiều, và cũng có thể rơi vào trường hợp còn lại: Mãi mãi không bao giờ lớn.

Sự đối diện và tìm giải pháp luôn luôn được đánh giá cao thay vì chạy trốn và đổ lỗi cho khách quan. Trong mỗi người ở giai đoạn này nên tự mình tìm lấy một chân lý hoặc một tấm gương điển hình mà mình ngưỡng mộ, muốn trở thành để làm phương hướng. Không ngừng tự vấn bản thân và nỗ lực trong hành vi một cách tích cực để vượt qua.

Hãy tin rằng, chỉ khi bạn thực sự soi thấu những lỗ hổng về tư duy, nhân cách của chính bản thân mình, thừa nhận và muốn thay đổi nó, bạn mới có thể đi qua giai đoạn khủng hoảng đệm này một cách thành công.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.