Kinh nghiệm chăm sóc con nhàn tênh từ lúc lọt lòng của mẹ Việt ở Anh

Dù mới sinh con tập đầu nhưng chị Huynh Kim Sa luôn lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ, của các tài liệu chăm sóc trẻ để việc chăm con đỡ vất vả hơn.

Chị Huynh Kim Sa (29 tuổi) hiện đang là mẹ của một em bé 5 tháng. Chị Kim Sa là du học sinh ở Anh, hiện chị đang sống cùng chồng và một cậu con trai xinh xắn. Cũng vì lần đầu làm mẹ, còn nhiều bỡ ngỡ nên chị Kim Sa luôn dành thời gian tìm hiểu thêm các tài liệu chăm con khoa học ở Anh và lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ giúp việc đồng hành cùng con khôn lớn được dễ dàng hơn.

Chị Kim Sa cho biết: “Mình luôn cảm thấy may mắn khi ngoài việc học hỏi thêm kiến thức làm mẹ, mình được chồng hỗ trợ để đỡ vất vả hơn trong việc chăm con. Theo mình, nuôi con nhỏ là cả một quá trình dài mà bắt buộc cả hai đều phải hợp tác ăn ý để khỏe cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, mình cũng có phần tự tin hơn trong việc chăm con nhờ có chuyên gia tư vấn sức khỏe cho bé ở Anh”.

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh
Chị Kim Sa lần đầu sinh con nên thường xuyên học hỏi thêm kiến thức và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Em bé kháu khỉnh con của chị Kim Sa có tên thật là Theodore Huynh Mann. Hiện tại bé được 5 tháng và luôn tỏ ra là một cậu bé lanh lợi, cứng cáp. Chị Kim Sa cũng rất vui khi bé Theodore được nhận làm model của Baby Model ở Anh.

Cùng tham khảo thêm cách chăm sóc con nhàn tênh từ lúc lọt lòng của chị Kim Sa giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con được tốt hơn.

Luyện cho con ăn đúng giờ

Khi bé từ viện về do ngủ không ngon giấc vì đói nên chị Kim Sa cho con uống thêm sữa công thức vào ban đêm để bé được no và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vì không muốn "khẩu vị" của con bị lẫn sữa mẹ và sữa công thức nên chị Kim Sa chia làm 2 ca: ca ngày bắt đầu từ 6h sáng tới 7h tối là sữa mẹ, ca đêm từ 8h tối tới 6h sáng hôm sau là sữa công thức.

Trong tháng chị thường cho con bú theo cữ 2h/lần ban ngày. Buổi tối chị cho con uống sữa mỗi 3-4h/lần. Ra tháng bé ngủ hầu như xuyên đêm, chỉ dậy 1 lần để uống sữa. Chị không gọi con dậy vì giấc ngủ rất quan trọng. Khi con ngủ chị tranh thủ ngủ luôn.

Trước khi quyết định cho con uống sữa công thức vào ban đêm, chị Kim Sa đã thử cho con bú đêm nhưng nhận thấy bé rất nhanh đói. Hơn nữa, vì sau sinh bà mẹ trẻ cũng còn rất mệt, cơ thể cần hồi phục nên cần có thời gian nghỉ ngơi.

Phương châm của chị đó là khi mẹ khỏe mạnh, vui vẻ thì mới chăm sóc con tốt được. Mẹ mệt mỏi không được nghỉ ngơi kéo dài dễ dẫn tới trầm cảm cùng nhiều hệ lụy không tốt cho em bé. Vì thấy nhiều trường hợp không hay khi mẹ bị trầm cảm nên chị Kim Sa đã đúc kết ra điều này.

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh
Bé Theodore rất lanh lợi và khỏe mạnh.
kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh
Em bé đáng yêu được ba mẹ chăm sóc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh
kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh

Luyện cho con ngủ một mình

Chị Kim Sa luyện cho con ngủ một mình để cả con và mẹ được thoải mái. Ban ngày khi con tỉnh dậy, chị sẽ tắm rửa thay quần áo đẹp để con biết ngày thì được tắm rửa, được thay đồ. Việc thay quần áo cũng có lợi cho con vì sau một đêm ngủ, con sẽ được sạch sẽ, thơm tho, cơ thể thoải mái, dễ chịu.

Chiều tối khoảng 6h, sau một ngày con vui chơi, chị Kim Sa lau người cho bé bằng nước ấm rồi thay đồ ngủ giúp con hiểu đây là lúc cần nghỉ ngơi. Vì thế, sau một thời gian, bé cũng hiểu được khi mẹ thay đồ buổi tối xong, con đã chuẩn bị tâm thế để đi vào giấc ngủ.

Sau khi thay đồ, chị Kim Sa massage nhẹ tay chân, bụng, lưng cho bé và cho con uống sữa. Uống xong hai mẹ con lên giường đọc sách, chuyện trò. Chị thủ thỉ những chuyện hàng ngày. Sau đó chị để một khoảng lặng cho con tự ngủ.

Việc đi tiểu tiện của con

Khi chưa đầy tháng, bé nhà chị Kim Sa thường đi vệ sinh từ 3 - 6 lần/ ngày. Sau 1 tháng có lần 5 ngày chưa thấy con đi. Chị đã gọi điện nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Các bác sĩ cho biết đó là sự phát triển bình thường của bé và có lưu ý, nếu mẹ thấy tã con không ướt và không đi vệ sinh trên 10 ngày thì có thể nhờ bác sĩ theo dõi. May mắn là khi chị Kim Sa ăn chè đậu xanh hạt sen và cho con bú, ngày hôm sau bé đã đi vệ sinh.

Chị cũng biết thêm được rằng, trong thời kỳ mẹ cho con bú, mẹ ăn gì thì phân của con sẽ có màu tương tự, đó là sự phát triển hoàn toàn bình thường của bé.

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh
kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh
kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh

Việc bị hăm

Người mẹ trẻ chăm sóc da cho con rất kỹ. Tuy nhiên, dù luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc đúng cách cũng rất khó tránh khỏi việc con bị hăm. Chị Kim Sa được chồng tư vấn dùng kem Sudocrem bôi sau mỗi lần thay tã. May mắn là kem rất hợp với con nên mỗi lần có dấu hiệu bị hăm, da bé lại nhanh chóng hồng hào, mịn màng trở lại.

Xử lý khi con bị ho, sốt

Vì bé nhà chị Kim Sa mọc răng sớm, có ngày sốt lên 38.5 độ. Vì sốt cao nên chị cho con uống 1 liều calpol để con hạ nhiệt. Con cũng ngoan hơn khi chịu uống sữa và ngủ ngon.

Khi con bị ho, chảy mũi, mắt đổ ghèn, chị Kim Sa nhận được lời khuyên từ bác sĩ đó là xoa dầu ở ngực và lưng cho bé sáng và tối trước khi đi ngủ. Con ho nhưng vẫn ăn ngủ bình thường, mẹ nên kiên nhẫn chăm sóc con đúng cách, để bé có điều kiện thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Khi con bỏ ăn vì mọc răng

Khi bé bỏ ăn 2 ngày vì mọc răng, các chuyên gia tư vấn sức khỏe đã khuyên chị cho con dùng Teething granules. Sau khi uống một gói Teething granules khoảng 3 phút, bé đã chịu khó uống sữa vì thuốc đã làm tê chỗ đau răng.

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh
kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh

Nghẹt mũi, khò khè và mắt đổ ghèn

Khi bé nghẹt mũi, khò khè và mắt đổ ghèn, chị Kim Sa định rửa và hút mũi cho con thì được bác sĩ tư vấn, khuyên nên xông mũi và nhỏ mũi cho con vào sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Nên kê gối cao một chút để bé bớt nghẹt mũi và thở dễ dàng hơn.

Vừa mày mò rút kinh nghiệm trong quá trình chăm con, vừa tham khảo thêm sự tư vấn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, chị Kim Sa dần tự tin hơn trong việc chăm có, cùng con khôn lớn.

XEM THÊM

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh Hành trình chăm con sinh non lớn xinh khỏe mạnh của mẹ đơn thân tuổi 19

Ngắm nhìn hình ảnh cô bé Ngân Tâm (Đồng Nai) xinh đẹp, nhí nhảnh hiện tại, ít ai biết được khi mới sinh ra, chị ...

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh Cuộc sống vừa ngọt ngào vừa lộn xộn của bà mẹ ở nhà chăm con

Những bà mẹ ở nhà chăm con thường bị mang tiếng là ăn bám chồng, lười biếng, thụ động, ỷ lại vào người khác.

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh Trẻ biếng ăn: dễ bị rối loạn lo âu, khó hòa nhập

Theo nghiên cứu của Bộ môn Dinh Dưỡng, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có tới gần 80% trẻ nhỏ từng trải qua ...

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh Những bệnh mãn tính phát sinh khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn không chỉ khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, mà nó cũng là nguyên nhân khiến nhiều bé mắc các bệnh mãn tính như ...

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh Thực đơn ăn dặm của mẹ đảm khiến bữa nào con cũng ăn ngon lành

Thực đơn ăn dặm vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng của bà mẹ Hà Nội khiến con bữa nào cũng ăn ngon lành.

kinh nghiem cham soc con nhan tenh tu luc lot long cua me viet o anh 6 dấu hiệu tưởng bình thường nhưng cực kỳ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nhất định phải chú ý

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc vô cùng khó khăn, cần sự cẩn thận và khoa học. Sau đây là những dấu hiệu rất ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.