Cách phòng và chăm sóc trẻ mắc sởi đúng cách

Thời gian gần đây, bệnh sởi đang gia tăng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Cần phải làm gì để phòng trách và chăm sóc trẻ khi bị mắc sởi?
 
cach phong va cham soc tre mac soi dung cach Bộ Y tế: Sẽ tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi thay vì 9 tháng
cach phong va cham soc tre mac soi dung cach Chớ nên coi thường bệnh sởi ở trẻ em
cach phong va cham soc tre mac soi dung cach Thời tiết nồm ẩm dễ khiến cơ thể mắc bệnh gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2018 đến nay, đã tiếp nhận 44 bệnh nhân nhập viện điều trị sởi, trong đó bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mới 2 tháng và đã có 1 trường hợp bé trai 4 tuổi tử vong do mắc sởi.

Trả lời trên Báo Dân trí, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay cả nước ghi nhận 141 trường hợp dương tính với sởi (432 trường hợp phát ban nghi sởi). Trong đó, có 54 trường hợp (38,3%) là trẻ dưới dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng, 55 trường hợp không tiêm chủng, 22 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng và chỉ 10 trường hợp có tiêm vắc xin sởi.

cach phong va cham soc tre mac soi dung cach
Bệnh sởi đang có khả năng bùng phát thành dịch ở khu vực miền Bắc. (Ảnh: homecare)

Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo, số ca mắc sởi năm nay dự báo tăng cao, vì theo quy luật cứ 4 - 5 năm dịch sởi sẽ quay lại (tại miền Bắc đã xảy ra dịch lớn năm 2013 - 2014 với hơn 5.000 ca mắc, hơn 100 trẻ tử vong). Đặc biệt, đối tượng dễ mắc sởi là trẻ dưới 15 tuổi và dưới 9 tháng tuổi.

Chia sẻ trên Báo Lao Động, cử nhân điều dưỡng Đỗ Thị Thúy Hậu – Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.

Các triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị sởi thường là ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, mắt đỏ. Đồng thời, trong miệng xuất hiện các nốt ban đỏ giống như bệnh Koplik, giữa chấm đỏ có màu xanh – trắng. Các nốt ban của sởi bắt đầu nổi lên trên da toàn thân bé trong 3 đến 5 ngày kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Có thể đi kèm cơn sốt cao lên đến 40 độ C.

Các nốt ban này có màu đỏ, hoặc đỏ nâu. Ban đầu chỉ là các chấm phẳng trên trán, sau đó sưng lên có mủ bên trong. Chúng lan hết các phần còn lại trên mặt, xuống cổ, rồi đến thân mình, cánh tay, chân, lòng bàn chân. Sau vài ngày thì triệu chứng sốt và phát ban dần biến mất.

cach phong va cham soc tre mac soi dung cach
(Ảnh: LifeZette)

Sởi là bệnh lành tính, tùy từng bệnh nhân mà diễn biến nặng hay nhẹ. Trường hợp biến chứng viêm phổi nhẹ, bệnh nhân chỉ điều trị 3-5 ngày. Trẻ bị viêm phổi nặng suy hô hấp thì có thể nằm viện hai tuần. Việc chăm sóc đúng cách sẽ là “chìa khóa” quan trọng giúp trẻ chóng lành bệnh.

Cha mẹ cần lưu ý thực hiện cách ly trẻ bệnh với những trẻ lành khác, ít nhất 4 ngày sau khi ra ban. Đặc biệt, người chăm sóc phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.

Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

Khi mắc sởi, gia đình cần cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa; tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị của người bệnh. Cha mẹ cần lưu ý không kiêng ăn cho trẻ để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng; không dùng các loại gia vị gây khó tiêu; trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống. Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A…

cach phong va cham soc tre mac soi dung cach

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, gia đình cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi; hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Tiêm phòng là cách hiệu quả vừa phòng bệnh cho trẻ vừa tạo miễn dịch bền vững, để khi thế hệ này trưởng thành, đến tuổi sinh đẻ có đủ miễn dịch truyền cho con. Theo đó, trẻ được tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi, 18 tháng tuổi chích mũi sởi - rubella, theo lịch tiêm chủng mở rộng. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai cũng nên đi tiêm phòng để đảm bảo miễn dịch truyền cho con.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM chia sẻ trên Báo SK&ĐS, phần nhiều trẻ mắc sởi là do cha mẹ đã “bỏ quên” việc chủng ngừa sởi cho trẻ, nhất là việc chủng ngừa đủ 2 mũi nhằm tạo miễn dịch suốt đời cho trẻ. Do vậy, việc tiêm ngừa đúng thời điểm và tiêm đầy đủ 2 mũi là rất cần thiết và cần phải được duy trì thường xuyên chứ không đợi dịch đến mới tuyên truyền hay "đổ xô" đi tiêm phòng theo kiểu “cắt ngọn”. Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ bỏ mũi sởi đơn lúc 9 tháng, nếu do bệnh không chích được thì chích càng sớm càng tốt, trễ ít tốt hơn trễ nhiều, trễ còn hơn không.

Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh sởi ở trẻ em có thể gây biến chứng nguy hiểm. Thế nên, công tác phòng ngừa trẻ bị sởi rất quan trọng. Các bậc phụ huynh cần nhớ tiêm chủng cho bé đầy đủ khi đến tuổi theo đúng lịch tiêm ngừa quốc gia. Khi điều trị tại nhà, cần theo dõi sát sao những biểu hiện và chăm sóc trẻ đúng cách để đẩy lùi bệnh nhanh nhất.

cach phong va cham soc tre mac soi dung cach Chớ nên coi thường bệnh sởi ở trẻ em
cach phong va cham soc tre mac soi dung cach Bộ Y tế lo ngại dịch sởi tại Philippines lây lan sang Việt Nam
cach phong va cham soc tre mac soi dung cach Hà Nội: Hơn 32.000 trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.