Kinh tế Hàn Quốc và Triều Tiên trước tương lai phát triển ổn định

Theo nhiều ước tính, quy mô của nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên hiện chỉ bằng một phần nhỏ (1/15 đến 1/30) của Hàn Quốc.

Sau phiên thảo luận chính thức kéo dài gần 1 giờ và cuộc trao đổi riêng kéo dài khoảng 30 phút vào chiều 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký tuyên bố chung mang tên “Tuyên bố Panmunjom vì Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên”, trong đó khẳng định các cam kết của hai bên hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, tạo dựng hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy hợp tác giữa hai miền.

kinh te han quoc va trieu tien truoc tuong lai phat trien on dinh
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2, trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ 2, phải) bắt tay hữu nghị tại làng đình chiến Panmunjom ngày 27/4. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2, trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ 2, phải) bắt tay hữu nghị tại làng đình chiến Panmunjom ngày 27/4. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Trong tuyên bố chung, hai bên nhất trí thiết lập một văn phòng liên lạc chung tại Kaesong để tạo thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác và trao đổi trong lĩnh vực dân sự; tổ chức đoàn tụ các gia đình bị ly tán do chiến tranh vào dịp Ngày Giải phóng 15/8 tới; chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động thù địch ở cả trên bộ, trên biển và trên không, cùng hợp tác để đưa khu phi quân sự trở thành khu vực hòa bình thực sự; bảo đảm hòa bình tại khu vực đường Ranh giới phía Bắc (trên Hoàng Hải), tránh đụng độ quân sự và thực thi các biện pháp bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt cá tại đây; thường xuyên tiến hành các cuộc đối thoại quân sự, bao gồm các cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng và cấp Tướng; cùng nỗ lực giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin. Hiện Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đồng thời là nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới, là một nhà chế tạo hàng đầu về các sản phẩm công nghệ cao, một nhà giao dịch toàn cầu được hưởng hạ tầng hạng nhất thế giới. Trong khi đó, theo nhiều ước tính, quy mô của nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên chỉ bằng một phần nhỏ (1/15 đến 1/30) của Hàn Quốc. Số liệu mới nhất của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho thấy trong quý I/2018 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 1,1% so với quý trước đó, “lội ngược dòng” từ mức suy giảm 0,2% ghi nhận trong ba tháng cuối năm 2017. So với cùng kỳ năm trước, GDP quý I/2018 của nước này đã tăng 2,8%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 3% trong suốt năm 2019. Marcus Noland, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế đánh giá, về phương diện lịch sử, nền kinh tế Hàn Quốc "miễn nhiễm" với các lo ngại về an ninh từ Triều Tiên, các nhà đầu tư Hàn Quốc có xu hướng không để ý tới các căng thẳng giữa hai nước. Cũng theo số liệu từ BoK, GDP thực năm 2016 của Triều Tiên đứng ở mức 32.000 tỷ won (28,5 tỷ USD), so với mức 1,508.3 triệu tỷ won (1.340 tỷ USD) của Hàn Quốc. BoK ước tính GDP của Triều Tiên tăng gần 4% trong năm 2016, sau đà giảm 1,1% trong năm trước đó. Kinh tế Triều Tiên đối mặt với nhiều khó khăn do Mỹ và phương Tây tăng cường các biện pháp hạn chế nhằm vào Bình Nhưỡng liên quan tới chương trình hạt nhân, theo nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, qua đó cô lập nước này hơn nữa. Theo các chuyên gia Hàn Quốc, các lệnh trừng phạt quốc tế gây ảnh hưởng tới thương mại của Triều Tiên trong năm 2017, làm đình trệ hoạt động công nghiệp của nước này và khiến sản lượng nông nghiệp giảm sút. Ước tính sản lượng ngũ cốc đã giảm 2% xuống 4,71 triệu tấn và xuất khẩu than đá của Triều Tiên sang Trung Quốc đã giảm hơn 75%. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất kỳ vọng vào sự hợp tác kinh tế giữa hai miền sau sự kiện lịch sử này và Văn phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc hy vọng sẽ là cầu nối thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trên bán đảo Triều Tiên.

kinh te han quoc va trieu tien truoc tuong lai phat trien on dinh Xử phúc thẩm cựu chủ tịch OceanBank chiều 27/4: 'Bị cáo như là người bác sỹ trị bệnh chi lãi ngoài'

Tại phiên tòa hôm nay 27/4, ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, cáo buộc ông là người đại diện phần vốn của PVN nên lợi ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.