Kon Tum: Vụ lúa thất thu, dân cắt cho bò ăn

Nhiều người dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ngậm ngùi cắt lúa về cho bò ăn vì lúa chết khô, không có hạt.
 

Dưới cái nắng chói chang của những ngày giữa tháng 5, nhiều người dân tất bật phơi mình trên ruộng lúa, nhưng ai nấy đều đượm buồn khi đón một mùa vụ thất thu.

Tuy cả ruộng lúa chẳng mấy bông có hạt nhưng gia đình ông Nguyễn Tấn Lực (50 tuổi, ngụ thôn 2, xã Sa Nghĩa) vẫn phải “bấm bụng” thuê máy và nhân công gặt để đưa về nhà, bởi bao công sức của gia đình ông đều đổ vào đây.

Ông Lực cho hay, gia đình ông có hai sào lúa nhưng năng suất và chất lượng của lúa năm nay bị giảm sút nặng nề.

Thời điểm trước thu hoạch, ông đã nhiều lần kiểm tra và phát hiện lúa của gia đình bị lép, nhiều vạt lúa không có hạt. Mặc dù ông đã tìm hiểu và sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không có tác dụng.

kon tum vu lua that thu dan cat cho bo an
Những cánh đồng lúa mặc dù trổ bông cao nhưng đều trắng xóa. Những bông lúa vàng, khô héo, hạt lúa lép không có nhân bên trong. Ảnh: T.A

“Gia đình tôi và nhiều hộ dân nơi đây mất ăn mất ngủ khi không biết lúa mắc bệnh gì, mặc dù bông lúa vươn cao, nhưng trắng xóa rồi khô héo dần. Hiện nay, 2/3 diện tích lúa của gia đình tôi bị khô héo, hạt thì không có”, ông Lực nói.

Theo ông Lực, với hai sào lúa của gia đình, hàng năm ông thu được gần 1 tấn lúa. Nhưng năm nay, gia đình ông đành bất lực nhìn ruộng lúa khô héo và chết dần.

“Bao nhiêu mồ hôi, công sức của gia đình đổ vào hai sào lúa này, coi như năm nay mất trắng”, ông Lực buồn bã nói.

Cách đó không xa, gia đình anh Nguyễn Thanh Long, thôn Hòa Bình (xã Sa Nghĩa) cũng đang tất bật gặt lúa mang về. Nhưng thay bằng những tiếng cười nói vui vẻ như những năm trước, năm nay, mọi người buồn rầu, chẳng ai nói với ai câu nào, cặm cụi hốt lúa đưa về nhà.

Anh Long cho hay, năm nay gia đình anh trồng giống lúa Bắc thơm số 9, do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy cấp. Thời gian đầu lúa sinh trưởng và phát triển tốt nên gia đình anh mừng thầm vì nghĩ năm nay có vụ mùa bội thu.

Nhưng đến thời điểm trổ bông, thì gia đình anh như "sụp đổ" khi những bông lúa mới trổ bắt đầu khô dần và không có hạt. Gia đình anh bỏ một khoản tiền để ra mua thuốc về phun với hi vọng cứu được ruộng lúa, nhưng năng suất chỉ còn đạt 20-30% so với những năm trước.

“Sau khi nghe khuyến cáo của các cơ quan chức năng, gia đình tôi đã tiến hành phun thuốc đạo ôn cổ bông nhưng khi thu hoạch thì năng suất chỉ đạt khoảng 20%. Với 500m2 lúa nước, năm nay gia đình tôi chỉ thu được khoảng 1 tạ lúa khô”, anh Long tâm sự.

Gia đình anh Long với 4 nhân khẩu, cả nhà anh chỉ có 500m2 đất sử dụng trồng lúa nước để nuôi sống gia đình. Giờ đây vụ mùa thất thu, chỉ với 1 tạ lúa trong tay, gia đình anh không biết xoay sở ra sao.

kon tum vu lua that thu dan cat cho bo an
Mặc dù lúa lép nhưng người dân vẫn phải “bấm bụng” gặt và đưa lúa về nhà với hy vọng vớt vát được ít lúa ăn. Ảnh: T.A

Không chỉ thôn hai và thôn Hòa Bình bị thiệt hại nặng nề trong mùa vụ năm nay mà thôn Anh Dũng cách đó không xa cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Ông Đỗ Văn Tới, Trưởng thôn Anh Dũng cho hay, tính trong địa bàn thôn đã có tới 200 hộ dân bị mất mùa.

"Những ruộng lúa bị khô trắng, lúa hoàn toàn không có hạt nhưng nhiều người dân vẫn phải thuê máy và thuê nhân công cắt rồi mang về phơi khô cho bò ăn", ông Tới xót xa nói.

Những người dân khu vực này cho hay, năm nay lúa mất mùa một phần là do thời tiết xấu khiến lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông. Do không được hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng nên người dân không có biện pháp phòng bệnh kịp thời. Chính vì thế, nhiều diện tích lúa bị hư hại, khiến mùa vụ thất thu.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Sa Nghĩa cho biết, mỗi hộ dân trên địa bàn có từ 1-2 sào lúa. Những năm trước đây, với diện tích này đủ lúa phục vụ cho nhu cầu lương thực của các hộ dân.

“Nhưng năm nay, do mất mùa nên nhiều hộ dân thiếu lương thực, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống các gia đình. Hiện xã đang trình ý kiến lên huyện có biện pháp hỗ trợ bà con khắc phục khó khăn, nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân, đặc biệt là những hộ gia đình thuộc diện khó khăn”, vị Chủ tịch thông tin.

Trao đổi với chúng tôi, bà Tạ Thị Diệu, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy cho hay, vụ lúa Đông Xuân năm nay các hộ dân chủ yếu sử dụng giống lúa HT1 để gieo trồng. Bên cạnh đó, có khoảng 3,5 ha người dân gieo sạ giống lúa Bắc thơm do huyện hỗ trợ trồng thí điểm.

kon tum vu lua that thu dan cat cho bo an Dân trồng cà phê Đắk Lắk lao đao vì thời tiết thất thường

Về vấn đề nhiều diện tích lúa của người dân bông trắng xóa và nhiều hạt lép, bà Diệu cho biết: “Hiện chúng tôi đã xác định được đây là hiện tượng lem lép hạt xanh và lem lép hạt trắng”.

Theo vị Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạt lép là do vào thời điểm khi lúa đang đứng cái, làm đòng thì gặp thời tiết bất thường, ngày nóng đêm lạnh, cây lúa không thích nghi kịp nên đã ảnh hưởng tới sự phát triển.

Bên cạnh đó, vào thời điểm lúa trổ bông, trên địa bàn xuất hiện nhiều trận mưa dông lớn khiến cây lúa không thể thụ phấn, phơi màu được.

Ngoài ra, những cánh đồng của xã Sa Nghĩa nằm ở cuối nguồn nước nên hàng năm thường xuyên bị hạn vào cuối vụ. Vụ Đông Xuân năm ngoái cũng diễn ra tình trạng nhiều diện tích lúa gieo sạ muộn đã bị chết khô.

kon tum vu lua that thu dan cat cho bo an Tiêu mất mùa và giá xuống 'kịch sàn', người dân có nguy cơ trắng tay

Khác những vụ thu hoạch tiêu của những năm trước, năm nay người dân thấp thỏm vì giá tiêu rớt giá một cách “không phanh”.

chọn
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 vừa được thông qua, thành phố dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng.