Theo quy định tại Điều 600 – Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau:
“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Ảnh minh họa. |
Việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này giống với trường hợp bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Tuy nhiên, sở dĩ BLDS vẫn quy định thêm trường hợp này vì ngoài pháp nhân, người phải bồi thường thiệt hại còn có thể là cá nhân hoặc các tổ chức khác không mang tư cách pháp nhân.
Đối với thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra cần chú ý các vấn đề sau:
+ Người gây ra thiệt hại: Là người làm công hoặc người học nghề.
+ Người làm công là người có quan hệ lao động với chủ làm công, trong đó chủ làm công là người sử dụng lao động, người làm công là người lao động.
+ Người học nghề là người đang theo học tại một cơ sở dạy nghề nhất định.
+ Người phải bồi thường thiệt hại: Là chủ làm công hoặc dạy nghề.
+ Chủ làm công, chủ dạy nghề có thể là pháp nhân, có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Nội dung bồi thường: Chủ làm công hoặc chủ dạy nghề phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp người học lái gây tai nạn thì trung tâm sát hạch lái xe nơi người học lái xe đăng ký theo học sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Sau đó, trung tâm sát hạch lái xe có quyền yêu cầu bạn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tiền này nếu bạn có lỗi dẫn đến tai nạn.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Phải có thiệt hại xảy ra.Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Thiệt hại về vật chất cụ thể là thiệt hại về tài sản (chiếc xe)
– Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
– Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Người bị tử vong do cây đè trong bão, ai chịu trách nhiệm?
Việc cây xanh đổ trúng người tham gia giao thông trên đường, đặc biệt là vào mùa mưa bão không còn là chuyện hiếm. Vậy ... |
Xe gửi trong hầm chung cư bị ngập nước, ai phải bồi thường?
Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường ... |
Xe bị ngập nước, chủ xe có được bồi thường bảo hiểm không?
Trường hợp ô tô bị ngập nước thường được bảo hiểm xếp vào dạng bảo hiểm thủy kích. Tuy nhiên, loại bảo hiểm này lại ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |