Mới đây, chia sẻ trên báo Công an TP HCM, ông Trần Minh Hà – Chủ tịch UBND xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh xác nhận do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 9), một cây xanh lớn trên đường Nguyễn Văn Linh bị gió thổi bật gốc đè trúng một người đi đường khiến nạn nhân bị tử vong.
Thông tin ban đầu vào khoảng 14h10 cùng ngày, ông Nguyễn Văn T. (SN 1969, quê Cao Lãnh, Đồng Tháp, tạm trú quận 7) điều khiển xe gắn máy trên đường từ nhà trọ ở quận 7 để sang nhà chú ruột tại quận Bình Tân.
Khi đến gần giao lộ đường Nguyễn Văn Linh với đường 9A thì bất ngờ một cây xanh lớn bị gió thổi bật gốc ngã đè trúng người và xe. Vụ việc khiến nạn nhân bị thân cây đè trọng thương.
Dù được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong không lâu sau đó. Chiếc xe máy cũng bị thân cây đè bẹp hư hỏng nặng.
Hiện trường cây xanh đè chết người. (Ảnh: VTC news). |
Căn cứ theo Điều 604 BLDS 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý cây xanh phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.
Như vậy, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do cây xanh gãy đổ trên đường có thể khởi kiện Công ty cây xanh để yêu cầu bồi thường thiệt hại, căn cứ vào mức độ thiệt hại gồm tài sản, tính mạng, sức khỏe... được quy định trong BLDS năm 2015.
Tuy nhiên, cần lưu ý trong một số trường hợp, dù thiệt hại có xảy ra nhưng nạn nhân sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 2, điều 584, BLDS 2015: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Để xác định trường hợp cây xanh gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không, cần phải xác định xem cơ quan có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…).
Ngoài ra, Điều 11 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị quy định: “Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây”.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý cây xanh là phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những phần thân cây mang tính chất rủi ro tiềm tàng. Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây đổ, gãy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Nếu họ đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.
Về mức bồi thường cụ thể là theo quy định tại Bộ luật Dân sự và Nghị quyết 03 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Hỏi đáp pháp luật: Bồi thường khi xe bị ngập nước, mức hưởng BHYT khám chữa bệnh trái tuyến
Hỏi đáp pháp luật ngày 26/11 có những vấn đề nổi bật sau: Xe bị ngập nước, chủ xe có được bồi thường bảo hiểm ... |
Xe gửi trong hầm chung cư bị ngập nước, ai phải bồi thường?
Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |
Xe bị ngập nước, chủ xe có được bồi thường bảo hiểm không?
Trường hợp ô tô bị ngập nước thường được bảo hiểm xếp vào dạng bảo hiểm thủy kích. Tuy nhiên, loại bảo hiểm này lại ... |