Làm đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhà thành 'hầm', chủ đầu tư nghĩ gì, tính sao?

BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tính sao, nghĩ gì khi nhiều ý kiến lo ngại sau khi làm đường, nhiều nhà dân tại đây sẽ thành "hầm"?
Làm đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhà thành hầm, chủ đầu tư nghĩ gì, tính sao? - Ảnh 1.

Nhà dân làm cao hơn mặt đường để chống ngập tại đường Nguyễn Hữu Cảnh. (Ảnh: LÊ PHAN)

Sáng 14/11, trong buổi giám sát về công tác giảm ngập nước trên địa bàn TP, đoàn giám sát HĐND TP HCM đã chất vấn chủ đầu tư về hệ quả khi cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ làm nhà dân thấp hơn mặt đường.

Trong các công trình liên quan tới công tác chống ngập nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh, HĐND TP HCM đặc biệt quan tâm đến dự án cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Một đại diện HĐND đặt câu hỏi với BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư dự án này) về việc nhiều ý kiến lo ngại sau khi làm đường, nhiều nhà dân tại đây sẽ thành "hầm", chủ đầu tư sẽ xử như thế nào?

Đại diện chủ đầu tư cho biết về cơ bản dự án này chỉ khôi phục thiết kế của đường Nguyễn Hữu Cảnh năm 1997, trong đó sẽ có cân nhắc việc hài hòa cao độ đường với cao độ nhà dân.

Dự án này chia làm 2 phần, gồm đoạn đường từ giao lộ với đường Tôn Đức Thắng đến cầu Thủ Thiêm chỉ tổ chức tách bóc mặt đường, trải nhựa và chỉnh trang vỉa hè. Phần đường từ cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh lún nặng phải xử  nền đường và thay mới hệ thống thoát nước bị đứt gãy.

Trước khi thực hiện dự án, phía chủ đầu tư đã phối hợp với UBND các quận 1 và Bình Thạnh tổ chức lấy ý kiến người dân.

Làm đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhà thành hầm, chủ đầu tư nghĩ gì, tính sao? - Ảnh 2.

Những căn nhà có nền cao như thế này khi làm đường xong sẽ cao ngang đường, vậy nhà hiện đang cao bằng đường thì sẽ thành "hầm". (Ảnh: LÊ PHAN)

Theo đó sau khi dự án hoàn thành sẽ có 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm, 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm.

Chủ đầu tư đã đưa ra phương án giảm kích cỡ vỉa hè, làm bậc cấp và lối dẫn xe để người dân thuận tiện đi lại, phương án này đã được nhiều người dân đồng thuận

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc đường sẽ cao hơn nhà, anh Vinh, một người thuê nhà tại khu vực này để làm kho hàng, cho biết chỗ này mưa một chút là nước ngập ngay, nếu không chủ động thì hàng hóa sẽ bị ngấm nước, hư hỏng.

Khi được hỏi nếu đường nâng lên cao hơn 1,2m anh sẽ xử như thế nào, anh Vinh cho biết có khả năng sẽ trả nhà để tìm mặt bằng khác. "Đường ngang nhà mà mưa đã ngập, giờ đường cao hơn nước tràn vào nhà như bể bơi thì chắc chết", anh Vinh nói.

Còn chị N.Q.T. kinh doanh thiết bị điện tại đây cho biết gia đình chị cũng chưa có phương án gì để xử khi đường nâng lên cao hơn nhà.

"Chính quyền nâng đường nhưng cũng phải có giải pháp cho người dân. Không thể đường ngập thì nâng lên để nước chảy vào nhà dân được, đó là cách xử không hiệu quả.", chị T. nói.

Về hiệu quả chống ngập sau khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư cho biết con đường này sẽ hết ngập, nước sẽ theo hệ thống thoát nước chảy ra sông, rạch.

Dự án dự kiến hoàn thành trong giữa năm 2021, nhưng có thể kéo dài hơn vài tháng do hiện khu vực có nhiều dự án chồng chéo phải thi công xen nhau.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.