Làm thế nào để hết bực mình?

Câu trả lời là: “Hãy quen với điều đó đi!”

Có thể bạn sẽ hồ nghi về câu trả lời, nhưng thực tế những trải nghiệm về sự bực bội mà tôi đã trải qua sau nhiều năm cho tôi câu trả lời đúng như vậy: “Hãy quen với điều đó đi!”

lam the nao de het buc minh
Làm thế nào để kiểm soát được sự bực mình, cáu giận? (Ảnh: Pinterest)

Tôi và cô bạn thân vừa lái xe vừa nói chuyện, bỗng thấy bên vỉa hè có một nhóm người đang ẩu đả, cô bạn tôi đang vui vẻ bỗng trở nên cau có, tức giận. Cô đỗ xe, hạ kính xuống và thò đầu ra nói với đám đông đang thu giữ đồ bán hàng trái phép của một bà cụ già, bên cạnh có đứa bé khóc tru chéo: “Thôi, các anh ơi tha cho người ta với, họ khổ đến thế kia rồi bắt đồ của họ làm gì?”. Một người đàn ông hất mặt nhìn cô vẻ khó chịu: “Việc của cô à mà cô can thiệp vào?”, tôi khuyên cô bạn không nên mua dây buộc mình, tránh xa những sự việc không liên quan. Vừa lái xe, cô vừa bực tức vì thái độ trịch thượng của người đàn ông, cô kể thêm một tràng về những câu chuyện tương tự và cô tức giận. Tôi thấy cô ấy thật giống bản thân tôi nhiều năm về trước, khi mà tôi chưa biết cách kiểm soát cơn giận dữ và bực bội của mình.

Vì sao chúng ta lại cảm thấy bực mình, giận dữ?

Có quá nhiều thứ trên đời này khiến tôi và bạn có thể ngay lập tức rơi vào trạng thái stress. Bạn bị lên cân quá nhiều? Dường như ngay khi nhìn vào cái cân, bạn đã không ngừng thất vọng và nguyền rủa mọi thứ, bao gồm cả bản thân vì ăn uống bừa phứa. Bạn còn chút tiền ít ỏi cuối cùng là một loạt hóa đơn tiền điện, tiền nhà cần phải trả? Nếu không trả chủ nhà sẽ mời bạn ra khỏi nhà họ hoặc công ty điện lực sẽ cắt điện nhà bạn ngay lập tức. Bạn vừa ra đường đi làm thì gặp mưa, bạn chẳng mang áo mưa phòng bị và ướt như chuột lột với hàng tá đèn đỏ liên tục, tắc đường trong cơn mưa...

Tóm lại, tất cả những điều mà chúng ta mong muốn đến với bản thân và đến với những người mà ta yêu quý khi không được như ta mong đợi, tất cả những quy tắc mà ta mong muốn nó thực hiện đúng theo ý ta đều trượt ra khỏi sự kiểm soát của ta. Vì vậy mà ta tức giận.

Chúng ta làm gì khi bực mình, tức giận?

lam the nao de het buc minh
"Nguôi giận nào, nguôi giận nào..." (Ảnh: Pinterest)

Thông thường, chúng ta sợ đối diện với cơn tức giận của chính mình, cho dù bản thân khi bực bội cũng cố nhủ lòng: “Nguôi giận nào, nguôi giận nào” nhưng thú thực cảm giác khó chịu đó vẫn chế ngự trong bản thân ta khá lâu, dù thời gian trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại ta vẫn còn nguyên cảm giác đó, khó có thể triệt tiêu được nó.

Chúng ta bắt đầu trốn chạy nỗi sợ hãi bằng cách vùi mình vào các chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, thậm chí là ma túy... Chúng ta tưởng sẽ tìm quên được cảm giác bực bội, khó chịu nhưng thực tế việc sử dụng các chất kích thích lại càng làm ta mất bình tĩnh và bế tắc trong việc xử lý vấn đề còn tồn đọng.

Tận cùng của sự bực mình là gì?

Tôi nhận ra căn nguyên của việc tôi hay cáu bẳn, giận dữ, bực bội nhiều khi là vô cớ trước một sự việc, đó chính là nỗi sợ hãi sâu thẳm trong tâm can mình. Sợ hãi trước việc mình bất lực với sự kiện khiến mình đang khó chịu, ví dụ tôi cáu vì trời mưa trong khi tôi không mang áo và bị ướt như chuột lột, vì tôi chẳng thể kháng cự lại được thời tiết, cũng chưa học được cách chấp nhận vui vẻ với sự bất mãn đó, vì thế mà tôi bực bội.

Luận lại hầu hết các vấn đề khiến tôi giận dữ, sâu thẳm chính là tôi cảm thấy mình bất lực và sợ hãi với điều đó, tôi không biết cách bước qua nó, cũng chưa biết làm thế nào để khống chế nỗi sợ hãi của mình và chỉ còn một cách là phẫn nộ với nó.

“Hãy quen với điều đó đi!”

lam the nao de het buc minh

Khi tôi nhận ra bản thân mình không cần phải làm gì cả khi tức giận, tôi đã rất ngạc nhiên về phản ứng của mình. Thay vì nín nhịn để không cáu giận, tôi hét lên như cô bạn tôi từng làm, thay vì dặn mình phải bình tĩnh, tôi tỏ luôn thái độ với những sự việc tôi thấy khó chịu. Có những sự việc được giải quyết ngay lập tức, có những việc thì tồi tệ hơn vì họ cũng phản ứng lại với tôi bằng sự cáu kỉnh, nhưng ít ra tôi không sợ đối diện, cho dù nó làm tôi bị thiệt thòi rất nhiều vì sự kiềm chế kém của mình.

Sau cùng, tôi tập cách chấp nhận mọi chuyện “vớ vẩn” đang diễn ra xung quanh: Một gã đâm vào đít xe tôi, sếp quát to văng cả nước bọt vào mặt tôi, người nói yêu tôi cắm lên đầu tôi vô số cái sừng... thay vì cáu kỉnh, bực mình, tôi hít một hơi thật sâu, nghĩ đến hậu quả mà mỗi lần tôi phản kháng, tự bảo mình: “Hãy quen với điều đó đi!”.

Tức giận, bực mình cũng là một cảm giác trong vô vàn cảm xúc khác. Nghĩ đơn giản thôi, không có trạng thái nào là tích cực mãi mãi, không có niềm vui nào là mãi mãi, chẳng có gì là bất biến, vì thế cáu giận, bực mình là chuyện thường tình. Thế nên, chấp nhận và thể hiện nó như thế nào là quyền ở bạn, nhưng hãy nghĩ đến kết quả khi bạn thể hiện cảm xúc của mình, từ đó bạn sẽ biết mình nên quen với điều đó hay không, cái điều mà khiến mình thấy cáu giận ý mà...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.