Làm thủy điện 'quên' trồng rừng: Bộ Công thương xử lý thế nào?

Theo Bộ Công thương, chủ đầu tư nhà máy thủy điện sẽ không được cấp giấy phép hoạt động nếu "quên" trồng rừng thay thế.
lam thuy dien quen trong rung bo cong thuong xu ly the nao Báo cáo phương án xử lý 12 dự án thua lỗ kéo dài ngành Công thương
lam thuy dien quen trong rung bo cong thuong xu ly the nao 4 tháng đầu năm, xử lý trên 23.000 vụ gian lận thương mại
lam thuy dien quen trong rung bo cong thuong xu ly the nao Chính thức lập đoàn kiểm tra hoạt động đa cấp của Nhã Khắc Lâm
lam thuy dien quen trong rung bo cong thuong xu ly the nao
Theo Bộ Công thương, chủ đầu tư nhà máy thủy điện sẽ không được cấp giấy phép hoạt động nếu "quên" trồng rừng thay thế. Ảnh minh họa: Dân trí

Bộ Công thương cho biết hầu hết chủ đầu tư dự án thủy điện đều chấp hành tốt công tác trồng bù rừng thay thế. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư nhà máy thủy điện nhỏ chưa chi trả đúng quy định, còn nợ đọng chi trả dịch vụ môi trường rừng với lý do tài chính khó khăn.

Đối với các dự án thủy điện đã hoàn thành và đi vào sử dụng trước ngày 25/12/2013 thuộc diện phải trồng bù rừng nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc trồng bù rừng theo quy định, Bộ Công Thương hiện đang xử lý như sau:

Cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị đã có phương án trồng bù rừng được UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đang trong quá trình triển khai với thời hạn phù hợp với Quyết định phê duyệt phương án trồng bù rừng.

Sau thời hạn trên nếu đơn vị không hoàn thành việc trồng bù rừng sẽ không được cấp Giấy phép hoạt động điện lực nếu không có lý do chính đáng.

Cấp giấy phép hoạt động điện lực tạm thời 1 năm cho các đơn vị đang xây dựng phương án trồng bù rừng. Trong thời gian này, đơn vị có trách nhiệm hoàn thành phương án trồng bù rừng trình UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi phương án trồng bù rừng được được phê duyệt sẽ xem xét cấp giấy phép theo thời hạn phải hoàn thành việc trồng bù rừng.

Đối với những chủ đầu tư dự án thủy điện phải thực hiện trồng bù diện tích rừng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng cho thủy điện sau ngày 25/12/2013 nhưng không thực hiện, sẽ áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 13 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, đồng thời buộc trồng rừng thay thế theo đúng quy định ngay trong vụ gần nhất.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan doanh nghiệp Nhà nước có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc trồng rừng thay thế, phải xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Trường hợp vi phạm gây hậu quả vượt quá mức xử lý vi phạm hành chính phải kiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện, Bộ Công Thương đã lập danh sách 64 đơn vị phát điện còn nợ tiền dịch vụ môi trường rừng và yêu cầu khẩn trương hoàn thành nghĩa vụ chi trả. Nếu không hoàn thành sẽ xem xét thu hồi hoặc chưa cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

Theo Bộ Công thương, hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là doanh nghiệp hiện đang có 22 dự án thủy điện phải thực hiện trồng bù rừng theo quy định với tổng diện tích phải trồng bù khoảng 12.974 ha.

Được biết, hiện EVN đã và đang tổ chức trồng bù rừng cho 22/22 dự án; trong đó có 9/22 dự đã hoàn thành công tác trồng bù rừng và đã được địa phương phê duyệt phương án và cấp Giấy xác nhận.

Tính đến thời điểm cuối năm 2016, tổng diện tích phải trồng bù rừng tại các dự án thủy điện là 21.621 ha; diện tích đã thực hiện là 18.761 ha, đạt 87% so với diện tích phải trồng.
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.